Giá bán là gì? (cập nhật 2023) - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - ACC - Giá bán là gì? (cập nhật 2023)

Giá bán là gì? (cập nhật 2023)

Đối với bất kì một loại hàng hóa cụ thể nào đó người ta cũng đều quan tâm tới giá bán để họ có thể ước tính được lợi nhuận trong kinh doanh đồng thời khách hàng cũng có căn cứ để cân nhắc lựa chọn sản phẩm phụ thuộc theo kinh tế của mình. Giá bán phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và hoàn toàn có thể khác nhau giữa các cơ sở kinh doanh, buôn bán khác nhau. Vậy Giá bán là gì? Yếu tố nào ảnh hưởng đến giá bán? Để bạn đọc hiểu rõ hơn, chúng tôi sẽ hướng dẫn qua nội dung trình bày dưới đây: Giá bán là gì? (cập nhật 2023)

Giá bán là gì? (cập nhật 2023)

1. Giá bán là gì?

Có thể hiểu mỗi loại mặt hàng đều có mức giá bán chuẩn (gọi là Po), căn cứ vào đối tượng khách hàng ở thời gian mua, giảm mức trừ % và tính ra giá bán cuối cùng (Ps).

Cách tính giá bán cuối cùng, tức Ps:

Ps = Po – CK1 – CK2 – CK3 – CK4 – CK5

Trong đó:

– Po là giá bán lẻ trên thị trường.
– CK1 là chiết khấu 1 – do có lợi thế thương mại 1.
– Tương tự CK2, CK3, … .

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến định giá bán

Sản phẩm phổ thông hay sản phẩm có sự khác biệt

Nếu bạn bán sản phẩm phổ thông thì khả năng định giá khác thị trường sẽ không nhiều. Với mặt hàng phổ thông, sự khác biệt về giá được quyết định bởi sự phân loại chất lượng và mức độ khan hiếm của sản phẩm. Ví dụ, trong lĩnh vực thực phẩm, bạn bán trứng và giá bán của bạn sẽ được định giá khác nhau dựa trên chủng loại hay chất lượng của trứng (gà ta, gà tây) hay độ lớn của quả trứng. Nếu sản phẩm của bạn không phải là hàng hóa phổ thông thì bạn có “nhiều đất dụng võ” hơn thông qua việc làm khác biệt hóa sản phẩm hoặc những yếu tố khác tùy thuộc và dặc thù từng lĩnh vực kinh doanh.

Mức độ co giãn của cầu

Về lý thuyết kinh tế học, nếu bạn giảm giá sản phẩm mà nhu cầu tăng lên thì điều này có nghĩa là có sự co giản của cầu. Điểm quan trọng của lý thuyết này là nếu sản phẩm giảm giá thì sản lượng bán sẽ tăng lên. Nếu bạn giảm giá 10% mà sản lượng bán chỉ tăng 5% thì doanh số và lợi nhuận sẽ giảm sút so với trước khi thay đổi giá – trường hợp này gọi là “cầu ít co giản”. Nếu bạn giảm giá 10% mà sản lượng bán tăng lên 20% thì doanh số và lợi nhuận sẽ tăng lên – trường hợp này thường được gọi là “cầu co giản nhiều”. Vì vậy, việc xác định có nên giảm giá hay không, giảm ở mức nào bạn cũng cần cân nhắc ở khía cạnh mức độ co giản của cầu. Sự co giản của cầu thường bị tác động bởi rất nhiều yếu tố như đặc thù lĩnh vực kinh doanh, mức độ thu nhập, tình hình kinh tế, tâm lý tiêu dùng… Với các ngành hàng mới thì độ co giản của cầu nhiều hơn so với các sản phẩm đã bão hòa. Với lĩnh vực kinh doanh đã bão hòa thì cách duy nhất có thể gia tăng nhu cầu là chiếm thị phần của đối thủ cạnh tranh, việc này cũng không dễ dàng gì. Cách thức mà các doanh nghiệp thường làm là đưa ra tỉ lệ chiết khấu cao hơn cho kênh phân phối để khuyến khích họ bán và dự trữ hàng nhiều hơn.

Thị phần so sánh

Nếu sản phẩm của bạn có thị phần thấp, việc giảm giá sẽ gia tăng thị phần và đây là một chiến lược đúng đắn để tăng trưởng. Một số ví dụ điển hình là trường hợp của Samsung trong lĩnh vực máy in hay AMD trong lĩnh vực bộ vi xử lý máy tính. Giả sử thị phần của bạn gần như là 0% thì chiến lược giảm giá chắc chắn sẽ giúp bạn gia tăng được thị phần.

Trong trường hợp ngược lại, khi thị phần cao thì mục tiêu của bạn là giữ vững thị phần khỏi các đối thủ cạnh tranh nhỏ hơn. Nếu thị phần của bạn gấp 3-5 lần đối thủ cạnh tranh gần nhất thì bạn là nhà dẫn đầu thị trường, việc giảm giá sản phẩm sẽ làm giảm doanh thu và lợi nhuận và chắc chắn đối thủ sẽ giảm giá theo bạn ngay tức thì.

Khả năng duy trì định giá cao cho sản phẩm

Khả năng định giá tùy thuộc vào mức độ khách hàng muốn trả giá nào cho một sản phẩm. Nếu sản phẩm của bạn khác biệt, thương hiệu cao cấp, chất lượng sản phẩm tuyệt vời, trải nghiệm khách hàng tốt… thì bạn hoàn toàn có thể xác định một chính sách giá cao cho sản phẩm. Một số thương hiệu sử dụng chính sách định giá cao thành công như Apple trong lĩnh vực máy tính, Ferrari trong lĩnh vực xe hơi hay Vuitton trong lĩnh vực thời trang. Điều này cũng đúng cho trường hợp ngược lại, nếu sản phẩm bạn không có gì khác biệt nổi trội thì bạn phải sử dụng chính sách giá thấp, ví dụ như trường hợp xe hơi KIA, Daewoo…

Khả năng thay đổi “cấu hình” của sản phẩm

Thông thường một số sản phẩm công nghệ cao có thể thay đổi được cấu hình và giá cả sẽ được định theo tùy cấu hình khác nhau. Vì vậy, điểm quan trọng để định giá là làm sao xác định được mức giá khởi điểm cho sản phẩm. Mức giá khởi điểm để khách hàng chấp nhận được sản phẩm với một số tính năng nhất định, nếu khách hàng nào có nhu cầu cao hơn thì có thể chọn lựa cấu hình khác hoặc thay đổi một vài thiết bị trong sản phẩm. Một ví dụ cho trường hợp này là trong lĩnh vực máy tính hoặc xe hơi. Với cùng một mẫu mã máy tính sẽ có nhiều cầu hình khác nhau với mức giá khác nhau.

Định giá theo mặt bằng của thị trường

Với cách thức này thì bạn cần có được mức giá trung bình của thị trường và mức giá của đối thủ cạnh tranh trực tiếp với mình. Qua đó, bạn có thể xác định một chính sách giá tương đương so với giá trị sản phẩm.

Lưu ý rằng với một chủng loại sản phẩm thị trường sẽ có nhiều khung giá khác nhau, việc định giá cũng cần cân nhắc điều này. Ví dụ, như doanh nghiệp bạn sản xuất xe gắn máy và thị trường có 2 phân khúc giá chính là giá dưới 20 triệu đồng và giá trên 20 triệu đồng, thị phần tương ứng của 2 phân khúc giá này là 50%.

Việc xác định giá của sản phẩm là một vấn đề nan giải và mang tính chiến lược. Vì vậy, chiến lược giá phải được đưa ra dựa trên sự nghiên cứu tất cả các yếu tố ảnh hưởng khác nhau. Ngoài ra, chiến lược giá cần phải gắn kết trực tiếp với các mục tiêu tiếp thị là doanh số, thị phần, lợi nhuận…

3. Quy trình định giá bán sản phẩm

Bước 1: Tính giá vốn (giá gốc) cho sản phẩm của bạn

Giá vốn (giá gốc) của sản phẩm (còn được gọi là Cost of goods sold – COGS) là tổng chi phí bao gồm phí sản xuất hoặc nhập sản phẩm (còn được gọi là giá thành của sản phẩm) và bất kỳ chi phí bổ sung nào cần thiết, chẳng hạn như phí nhân công, vận chuyển, xử lý, marketing,… để hàng được sẵn sàng bán. Hiểu một cách đơn giản hơn là giá vốn (giá gốc) của sản phẩm có thể được xác định với công thức tính như sau:

Giá gốc (giá vốn) = Giá thành sản phẩm (Chi phí sản xuất/nhập sản phẩm) + Chi phí phát sinh khác nếu có (chi phí nhân công, đóng gói, vận chuyển, marketing,…)

Bước 2: Nghiên cứu thị trường, phân khúc khách hàng của bạn

Trước khi bạn muốn đặt giá bán cho bất kỳ sản phẩm bán lẻ nào, hãy xác định rõ phân khúc thị trường mà bạn đang nhắm đến. Ví dụ: hàng của bạn thuộc lĩnh vực nào, là hàng cao cấp, hướng đến khách hàng giàu có? Hay hàng của bạn là hàng bình dân, phù hợp với khách hàng có thu nhập trung bình – khá?

Bước 3: Xác định mức lợi nhuận mà bạn mong muốn

Có một mẹo nhỏ và đơn giản mà có lẽ ai cũng thường áp dụng vào công thức định giá sản phẩm. Đó chính là bắt đầu lấy từ giá gốc của bạn rồi nhân gấp đôi lên để ra giá bán. Đây là cách làm an toàn và phổ biến nhất. Nó đảm bảo mức lợi nhuận bán hàng của bạn luôn thu về được là 100%.

Bước 4: Đặt giá bán lẻ (giá niêm yết)

 

 

Ở bước thứ 4 này sau khi xác định được lợi nhuận mong muốn thì bạn sẽ tính ra được giá bán sau cùng với công thức cụ thể như sau:

Giá bán lẻ = [Giá gốc/vốn + (Giá gốc X  % lợi nhuận mong muốn)]

Ví dụ như 1 sản phẩm giá gốc của bạn là 50.000 VND, bạn muốn thu lợi nhuận 100%, vậy thì bạn sẽ có giá bán là: [50.000 + (50.000 X 100%)] = 100.000 VND

Theo đó chúng ta cũng nên lưu ý, đừng nhầm lẫn giá gốc (giá vốn) với giá thành để tính ra giá bán. Đã có nhiều trường hợp, chủ kinh doanh dùng giá thành nhân lên gấp đôi, gấp 3 hoặc gấp 4 lần để ra giá bán. Họ nghĩ rằng mình đang có mức lời rất “khủng”. tuy nhiên, đó chỉ là sự ngộ nhận. Trên thực tiễn, doanh thu bán hàng sau khi thu về, phần lợi nhuận trong đó vẫn tiếp tục bị trừ thêm các khoản chi phí khác dẫn đến bạn không lời như bạn tưởng.

Bước 5: Đặt giá bán sỉ

Ở bước này là bước cuối cùng nếu chúng ta là nhà sản xuất trực tiếp và cùng một lúc bạn vừa bán lẻ vừa bán sỉ thì bạn sẽ làm tiếp bước này và theo đó thì vấn đề khi đặt giá sỉ là làm sao để không ảnh hưởng lợi nhuận giữa giá bán sỉ và bán lẻ. và bên cạnh đó với giá bán lẻ của chúng ta cũng không gây ảnh hưởng về sự xung đột lợi ích với các đối tác bán lẻ khác đang lấy hàng của chúng ta về bán trên thị trường bán lẻ như hiện nay.

Trên đây là các nội dung trả lời của chúng tôi về Giá bán là gì? (cập nhật 2023). Qua viết này, các câu hỏi về Giá bán là gì? cũng như các vấn đề khác liên quan đã được trả lời. Trong quá trình nghiên cứu, nếu như các bạn cần Công ty Luật LVN Group hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được trả lời.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com