Gỗ là sản phẩm tiêu dùng phổ biến hiện nay. Nhu cầu sử dụng khối lượng gỗ lớn. Kèm theo đó là nhu cầu sử dụng nhân công lao động của ngành tăng cao. Đòi hỏi lao động am hiểu về nghề cũng như các phép tính cơ bản để tính toán khối lượng gỗ một cách chính xác. Vì vậy với một số người với vào nghề đã và đang có nhu cầu theo xu hướng phát triển các sản phẩm về gỗ. Trong phạm vi bài biết này, LVN Group sẽ gửi tới tới quý bạn đọc thông tin về Gỗ tròn là gì? (Cập nhật 2023).
1. Gỗ tròn là gì?
Gỗ tròn là loại gỗ có hình trụ thon dài và tròn ở hai đầu. Gỗ tròn cũng được phân loại theo kích thước. Một loại gỗ tròn có đường kính khoảng từ 8cm – 20cm và có chiều dài tối thiểu từ 1m trở lên. Và một loại gỗ tròn có đường kính hai đầu dao động từ 20 – 30cm trở lên và có chiều dài tối thiểu cũng từ 1m trở lên. Sở dĩ người ta phân loại gỗ tròn theo đường kính. Là để có thể phân loại và sắp xếp từng loại gỗ cho mục đích sử dụng khác nhau.
2. Cách tính mét khối gỗ tròn
Với mỗi loại thành phẩm sẽ có một phương pháp tính cũng như công thức tính khác nhau. Đối với gỗ thì phương pháp tính phổ biến nhất chính là tính m3 gỗ. Vậy cách tính mét khối gỗ tròn thế nào? Và 1 mét khối gỗ bằng bao nhiêu kg. Hay “một khối gỗ bằng bao nhiêu tấc”. Thì dưới đây sẽ là công thức chung tính khối gỗ tròn chuẩn xác nhất.
Cách tính m3 gỗ tròn chuẩn xác nhất là V = LxS
Trong đó V = khối lượng gỗ cần tính, tính theo m3 L = chiều dài khối gỗ ( chiều dài cây gỗ chi tiết) Lưu ý:
TH1: Đối với diện tích mặt cắt tròn có 2 đầu bằng nhau thì áp dụng công thức
S = R x R x 3.14 (m2). Trong đó R là bán kính trình mặt cắt tiết diện của khúc gỗ.
TH2: Đối với diện tích mặt cắt tròn 2 đầu không bằng nhau áp dụng công thức
S = (S1+S2)/2. Trong đó: S1,S2 lần lượt là S tiết diện của 2 đầu khúc gỗ tròn.
3. Quy định pháp luật về gỗ tròn
Tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, có hiệu lực từ 01/01/2019, có quy định:
– Gỗ tròn là gỗ còn nguyên hình dạng sau khai thác, gỗ lóc lõi có đường kính đầu nhỏ từ 10 cm đến dưới 20 cm, chiều dài từ 01 mét trở lên hoặc có đường kính đầu nhỏ từ 20 cm trở lên, chiều dài từ 30 cm trở lên. Đối với gỗ rừng trồng, rừng tràm, rừng ngập mặn có đường kính đầu nhỏ từ 06 cm trở lên, chiều dài từ 01 mét trở lên. Đối với gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và Phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (sau đây viết tắt là CITES) không phân biệt kích thước.
– Gỗ xẻ là gỗ đã cưa, xẻ hoặc đẽo thành hộp, thanh, tấm. Tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT quy định về xác định chiều dài và đường kính của gỗ tròn như sau: 1. Phương pháp đo và ghi số hiệu đầu lóng, hộp gỗ: a) Chiều dài gỗ tròn: đo khoảng cách ngắn nhất giữa mặt cắt ngang ở hai đầu của lóng gỗ. Nếu mặt cắt ngang của đầu gỗ bị nghiêng, bị lõm thì đo ở vị trí có chiều dài ngắn nhất. Đơn vị tính là mét (m), lấy hai số lẻ sau số đơn vị; b) Đường kính gỗ tròn: đo ở hai đầu lóng gỗ (trừ phần vỏ cây); mỗi đầu lóng gỗ tiến hành đo ở 02 vị trí có đường kính lớn nhất và nhỏ nhất sau đó tính trị số trung bình cộng để xác định đường kính; đơn vị đo là centimét (cm); ….
4. Giải đáp có liên quan
Một m3 gỗ bằng bao nhiêu kg?
Để trả lời cho câu hỏi một mét khối gỗ bằng bao nhiêu kg. Ta cũng có công thức tính như sau
Công thức tính 1m3 gỗ bằng bao nhiêu kg m = D x V
Trong đó:
- m = Khối lượng đơn vị tính là kg
- D = Khối lượng riêng của của từng loại gỗ
- V = Thể tích đơn vị tính là m3
Một khối gỗ bằng bao nhiều m2? Câu hỏi 1 khối gỗ bằng bao nhiêu kg hay chính là khái niệm về khối lượng riêng của gỗ. Một số khối lượng riêng của các nhóm gỗ của Việt Nam (dựa theo gỗ thành phẩm):
- Gỗ xẻ nhóm II, III: 1000 (kg/m3)
- Gỗ xẻ nhóm IV: 910 (kg/m3)
- Gỗ xẻ nhóm V: 770 (kg/m3)
- Gỗ xẻ nhóm VI: 710 (kg/m3)
- Gỗ xẻ nhóm VII: 670 (kg/m3)
- Gỗ xẻ nhóm VIII: 550 (kg/m3)
Căn cứ vào khối lượng riêng của mỗi loại gỗ ta có thể ước chừng được cân nặng của khối gỗ mình cần biết. Chỉ cần áp dụng theo công thức: m = D x V. Trong đó, m là khối lượng cần biết, D là khối lượng riêng và V là thể tích khối gỗ. Ví dụ 3 khối gỗ xẻ nhóm II sẽ có cân nặng m = 1000 x 3 = 3000 kg, tương đương khoảng 3 tấn. Tuy nhiên, khối lượng gỗ khi còn tươi cũng sẽ nặng hơn nhiều so với gỗ đã sấy khô.
1 te gỗ bằng bao nhiêu mét khối?
Khái niệm ster gỗ hay gọi nôm na là te gỗ, được dùng để đo lường với những loại gỗ tạp như thông, keo, hay gỗ cao su. Vì chúng là những cây gỗ có đường kính nhỏ chỉ 20 25cm. Nếu dùng theo công thức tính khối gỗ tròn như ở trên thì với cả ngàn cây sẽ rất mất thời gian, và không khả thi. Vì thế ra đời đơn vị đo là te gỗ.
Te gỗ ở đây, bao gồm tổng khối gỗ trong đó bao gồm tổng số lựơng gỗ + phần không khí + phần vỏ. Để dễ hình dung, ta sẽ chất 1 số lượng gỗ cao su nguyên vỏ lên một thùng xe thể tích 1m3. Đó gọi là 1 te gỗ cao su. Trong thùng 1m3 sẽ có những khoảng trống giữa các thân gỗ và phần vỏ cây không dùng được. Vì thế 1 te gỗ phần gỗ thực chất dùng được chỉ khoảng 0,7m3. Con số 0,7 được các đơn vị mua bán gỗ quy định với nhau, và cũng chỉ là con số ước chừng. Mặt khác cách tính te gỗ áp dụng cho với cả gỗ xuất nhập khẩu. Vì số lượng gỗ nhiều, nên không thể đo từng thân gỗ tròn rồi cộng lại. Nếu xét chi tiết theo các đơn vị nước ngoài thì con số đó sẽ là 0,6666.
Xem thêm: Danh dự là gì? (Cập nhật 2023) Trên đây là nội dung tư vấn của LVN Group liên quan đến vấn đề Gỗ tròn là gì?. Nếu có bất kỳ thắc mặc gì liên quan đến nội dung nội dung trình bày hoặc cần được hỗ trợ, tư vấn về các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua:Website: lvngroup.vn