Hậu quả thiệt hại của tội phạm là gì?

1. Khái niệm Tội phạm là gì?

Điều 8 Bộ luật Hình sự năm 2015, sđ bs năm 2017 quy định
“1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo hướng dẫn của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.
2. Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.”

2. Hậu quả tổn hại của tội phạm là gì?

  • Hậu quả tổn hại là các tổn hại do hành vi khách quan gây ra cho quan hệ xã hội là khách thể bảo vệ của luật hình sự và cũng là khách thể của tội phạm.
  • Thiệt hại gây ra cho khách thể của tội phạm được thể hiện qua sự biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động của tội phạm:
– Tính chất và mức độ của tổn hại (hậu quả) được xác định bởi tính chất và mức độ biến đổi của các đối tượng tác động của tội phạm như ở các tội xâm phạm sức khoẻ hoặc bởi những đặc điểm (về chất và lượng) của chính đối tượng tác động đã bị hành vi khách quan của tội phạm làm biến đổi tình trạng như ở các tội chiếm đoạt tài sản (tội ttộm cắp tài sản, tội tham ô tài sản…).
– Tội phạm nào cũng có thể gây ra hậu quả tổn hại, cũng có thể gây ra sự biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động của tội phạm.
  • Tuy nhiên, không phải tất cả các cấu thành tội phạm đều có dấu hiệu phản ánh nội dung này mà chỉ có một số cấu thành tội phạm nhất định.
– Những cấu thành tội phạm được trình bày trong chương IV được gọi là cấu thành tội phạm vật chất. Trong các cấu thành tội phạm vật chất, hậu quả tổn hại không được phản ánh một cách trực tiếp mà được phản ánh thông qua đổi tượng tác động của tội phạm, về thực chất, hậu quả của tội phạm là tổn hại gây ra cho quan hệ xã hội nhưng về cách thức, dấu hiệu trong cấu thành tội phạm phản ánh nội dung này là dấu hiệu thể hiện sự biến đổi tình trạng bình thường của đổi tượng tác động của tội phạm hoặc thể hiện đặc điểm (về chất hoặc lượng) của đối tượng tác động của tội phạm.

3. Phân loại hậu quả tổn hại

Hậu quả tổn hại là tổn hại gây ra cho quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ, thể hiện dưới các dạng:
– Thiệt hại về vật chất;
– Thiệt hại về thể chất;
– Thiệt hại về tinh thần.
– Các biến đổi khác (trong đó có tình trạng nguy hiểm).
Việc nghiên cứu hậu quả tổn hại có những ý nghĩa thực tiễn sau:
– Đối với tội có cấu thành tội phạm vật chất, việc xác định hậu quả tổn hại có ý nghĩa đối với việc định tội.
– Đối với trường hợp cấu thành tội phạm tăng nặng có dấu hiệu phản ánh hậu quả (hoặc mức độ hậu quả), việc xác định hậu quả tổn hại có ý nghĩa đối với việc định khung hình phạt.
– Đối với trường hợp khác, việc xác định mức độ hậu quả cũng luôn cần thiết vì đó là căn cứ để đánh giá mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và do vậy là căn cứ để quyết định hình phạt.

4. Mối quan hệ giữa hậu quả tổn hại với hành vi phạm tội của tội phạm

– Giữa hành vi khách quan và hậu quả tổn hại phải có quan hệ nhân quả (QHNQ) với nhau.
+ Để xác định hậu quả tổn hại là do hành vi khách quan gây ra cần phải chứng minh có quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả tổn hại.
+ Do vậy, nếu hậu quả đã được phản ánh là dấu hiệu khách quan trong cấu thành tội phạm thì có nghĩa cấu thành tội phạm cũng đòi hỏi quan hệ nhân quả là một dấu hiệu khách quan.
– Vì vậy, việc định tội theo cấu thành tội phạm này không chỉ đòi hỏi phải xác định hậu quả tổn hại mà còn đòi hỏi xác định cả quan hệ nhân quảgiữa hành vi khách quan và hậu quả tổn hại. Người phạm tội chỉ phải chịu TNHS về hậu quả tổn hại do chính hành vi khách quan của họ gây ra, hay nói cách khác, người phạm tội chỉ phải chịu TNHS về hậu quả tổn hại khi hậu quả này có quan hệ nhân quả với hành vi khách quan đã được họ thực hiện.

4.1 Căn cứ vào nội dung của cặp phạm trù nhân – quả theo phép biện chứng duy vật, quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả tổn hại được xác định như sau:

– Hành vi khách quan phải xảy ra trước hậu quả tổn hại về mặt thời gian.
– Hành vi khách quan độc lập hoặc trong sự tổng hợp với một hoặc nhiều sự kiện khác phải chứa đựng khả năng thực tiễn làm phát sinh hậu quả tổn hại
– Hậu quả tổn hại đã xảy ra là sự hiện thực hoá khả năng thực tiễn làm phát sinh hậu quả của hành vi khách quan.

4.2 Trong thực tiễn, quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả tổn hại tồn tại dưới nhiều dạng cụ thể khác nhau, trong đó có hai dạng phổ biến:

– Dạng quan hệ nhân quả đơn trực tiếp: Là dạng quan hệ nhân quả trong đó chỉ có một hành vi khách quan đóng vai trò là nguyên nhân của hậu quả tổn hại. Sự vận động nội tại của hành vi khách quan có khả năng trực tiếp đưa đến hậu quả tổn hại và khả năng này sẽ trở thành hiện thực trong điều kiện nhất định.
– Dạng quan hệ nhân quả kép trực tiếp: Là dạng quan hệ nhân quảtrong đó có nhiều hành vi khách quan cùng đóng vai trò là nguyên nhân. Trong dạng quan hệ nhân quả này, có thể mỗi hành vi đều có khả năng thực tiễn trực tiếp làm phát sinh hậu quả.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com