Học thuyết về tội phạm – Những vấn đề cơ bản

Học thuyết về tội phạm trong khoa học luật hình sự là hệ thống những vấn đề lý luận của các trường phái, các quan điểm khác nhau về (hoặc liên quan đến) tội phạm, một trong bốn chế định lớn nhất của luật hình sự – mà hệ thống đó được hình thành và phát triển một cách đồng bộ và chặt chẽ. Bài viết sau của LVN Group sẽ gửi tới thông tin về Học thuyết về tội phạm – Những vấn đề cơ bản.

Học thuyết về tội phạm – Những vấn đề cơ bản

1. Học thuyết về tội phạm là gì?

Học thuyết về tội phạm trong khoa học luật hình sự là hệ thống những vấn đề lý luận của các trường phái, các quan điểm khác nhau về (hoặc liên quan đến) tội phạm, một trong bốn chế định lớn nhất của luật hình sự – mà hệ thống đó được hình thành và phát triển một cách đồng bộ và chặt chẽ qua các thời kỳ lịch sử với tư cách là những tư tưởng, luận điểm riêng về tội phạm, mang tính học thuật rõ rệt và được thừa nhận chung ở các mức độ nhất định.

2. Các đặc điểm cơ bản của học thuyết về tội phạm

Từ khái niệm đã nêu trên cho thấy, học thuyết về tội phạm có ba (03) đặc điểm cơ bản (dấu hiệu đặc trưng chính) sau đây:

  • Thứ nhất, là hệ thống những vấn đề lý luận của các trường phái, các quan điểm khác nhau về (hoặc liên quan đến) tội phạm, một trong bốn chế định lớn nhất của luật hình sự.
  • Thứ hai, hệ thống những vấn đề lý luận của các trường phái, các quan điểm đó về (hoặc liên quan đến) tội phạm được hình thành và phát triển một cách đồng bộ và chặt chẽ qua các thời kỳ lịch sử.
  • Thứ ba, hệ thống những vấn đề lý luận của các trường phái, các quan điểm đó về (hoặc liên quan đến) tội phạm phải được đánh giá như là những tư tưởng luật hình sự riêng biệt, mang tính học thuật rõ rệt và được thừa nhận chung ở các mức độ nhất định.3. Các bộ phận cấu thành của học thuyết về tội phạm trong khoa học luật hình sự Việt Nam:

Xem thêm: Tâm lý học tội phạm là gì?

3. Các bộ phận cấu thành của học thuyết về tội phạm trong khoa học luật hình sự Việt Nam

Có 9 bộ phận cấu thành tương ứng với các nhóm vấn đề lý luận cơ bản dưới đây của học thuyết về tội phạm.

  • Bộ phận cấu thành và là nhóm vấn đề thứ nhất, lý luận về bản chất và khái niệm tội phạm có nội dung tương ứng với những vấn đề khoa học như: a. Bản chất xã hội – pháp lý của tội phạm; b. Khái niệm và các đặc điểm (dấu hiệu) của tội phạm; c. Tính quyết định xã hội của các đặc điểm của tội phạm; d. Phân biệt tội phạm với vi phạm pháp luật khác và hành vi trái đạo đức.
  • Bộ phận cấu thành và là nhóm vấn đề thứ hai, lý luận về phân loại tội phạm có nội dung tương ứng với những vấn đề khoa học như: a. Khái niệm và các đặc điểm cơ bản của phân loại tội phạm; b. Những tiêu chí phân loại tội phạm và tính quyết định xã hội của chúng; c. Chế định phân loại tội phạm trong Bộ luật Hình sự năm 1999 và mô hình lý luận của kiến giải lập pháp trong pháp luật hình sự Việt Nam.
  • Bộ phận cấu thành và là nhóm vấn đề thứ ba, lý luận về cấu thành tội phạm có nội dung tương ứng với những vấn đề khoa học như: a. Khái niệm và phân loại cấu thành tội phạm; b. Bản chất và vai trò của cấu thành tội phạm; c. Khách thể của tội phạm; d. Chủ thể của tội phạm; đ. Mặt khách quan của tội phạm; e. Mặt chủ quan của tội phạm và f. Khách thể của tội phạm.
  • Bộ phận cấu thành và là nhóm vấn đề thứ tư, lý luận về nhiều (đa) tội phạm có nội dung tương ứng với những vấn đề khoa học như: a. Khái niệm nhiều tội phạm và sự khác nhau của nó với tội đơn nhất phức tạp; b. Các dạng nhiều tội phạm trong luật hình sự Việt Nam.
  • Bộ phận cấu thành và là nhóm vấn đề thứ năm, lý luận về lỗi hình sự có nội dung tương ứng với những vấn đề khoa học như: a. Cơ sở triết học và cơ sở tâm lý? Của lỗi trong luật hình sự; b. Khái niệm lỗi hình sự và khái niệm người có lỗi trong việc thực hiện tội phạm; c. Các cách thức lỗi và các dạng lỗi trong luật hình sự; 4. Chế định lỗi trong Bộ luật Hình sự năm 1999 và mô hình lý luận của kiến giải lập pháp trong pháp luật hình sự Việt Nam.
  • Bộ phận cấu thành và là nhóm vấn đề thứ sáu, lý luận về các giai đoạn thực hiện tội phạm có nội dung tương ứng với những vấn đề khoa học như: 1. Khái niệm và các dạng trong các giai đoạn thực hiện tội phạm; 2. Chuẩn bị phạm tội; 3. Phạm tội chưa đạt; 4. Nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự trong hai giai đoạn đầu của tội phạm chưa hoàn thành – hoạt động phạm tội sơ bộ; 5) Tội phạm hoàn thành; 6) Tự ý nửa chừng chấm dứt tội phạm; 7) Chế định các giai đoạn thực hiện tội phạm trong Bộ luật Hình sự năm 1999 và mô hình lý luận của kiến giải lập pháp trong pháp luật hình sự Việt Nam
  • Bộ phận cấu thành và là nhóm vấn đề thứ bảy, lý luận về đồng phạm có nội dung tương ứng với những vấn đề khoa học như: a. định nghĩa khoa học của khái niệm đồng phạm và những dấu hiệu đặc trưng chung của đồng phạm; b. Các cách thức đồng phạm và những dấu hiệu đặc trưng riêng của từng cách thức; c. Các khái niệm có liên quan đến phạm tội có tổ chức; d. Các loại người đồng phạm và vấn đề trách nhiệm hình sự trong đồng phạm; đ. Chế định đồng phạm trong Bộ luật Hình sự năm 1999 và mô hình lý luận của kiến giải lập pháp trong pháp luật hình sự Việt Nam.
  • Bộ phận cấu thành và là nhóm vấn đề thứ tám, lý luận về các trường hợp (tình tiết) loại trừ tính chất tội phạm của hành vi có nội dung tương ứng với những vấn đề khoa học như: a. Khái niệm và bản chất pháp lý của những trường hợp loại trừ tính chất tội phạm của hành vi; b. Sự kiện bất ngờ; c. Gây tổn hại về mặt pháp lý hình sự trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự; d. Tính nguy hiểm cho xã hội không đáng kể của hành vi; đ. Phòng vệ chính đáng; e. Tình thế cấp thiết; f. Về một số trường hợp khác loại trừ tính chất tội phạm của hành vi chưa được quy định trong pháp luật hình sự Việt Nam; g. Chế định những trường hợp loại trừ tính chất tội phạm của hành vi trong Bộ luật Hình sự năm 1999 và mô hình lý luận của kiến giải lập pháp trong pháp luật hình sự Việt Nam
  • Bộ phận cấu thành và là nhóm vấn đề thứ chín, lý luận về việc hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền và cải cách tư pháp ở Việt Nam có nội dung tương ứng với những vấn đề khoa học như: a. Sự cần thiết của việc hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam; b. Những yêu cầu cơ bản của việc hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam; c. Một số nhược điểm chính của các quy định tại Phần chung về tội phạm trong Bộ luật Hình sự năm 1999 và mô hình lý luận của các kiến giải lập pháp trong pháp luật hình sự Việt Nam.

4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu học thuyết về tội phạm ở Việt Nam

Trong hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản cần được nghiên cứu của học thuyết về tội phạm, thì phần nhập môn của học thuyết này chính là nội dung đầu tiên mà khoa học luật hình sự có nhiệm vụ phải làm sáng tỏ, tức là phải chỉ ra được nội hàm của các khái niệm và các phạm trù với tư cách là những đối tượng nghiên cứu được đề cập trong nội dung trình bày này, những vấn đề mà từ trước đến nay chưa bao giờ được đề cập đến trong khoa học luật hình sự Việt Nam.

Chỉ có trên cơ sở tiếp cận nghiêm túc và trọn vẹn phần nhập môn của học thuyết về tội phạm thì các chuyên gia, các nhà hình sự học mới có thể đưa ra sự phân tích khoa học một cách sâu sắc và chính xác những vấn đề lý luận cơ bản, mà cụ thể là 6 (sáu) đối tượng nghiên cứu nêu tại điểm 2 dưới đây của Phần “Đặt vấn đề” này.

5. Giải đáp có liên quan

Các học thuyết trong ngành tâm lý tội phạm học?

  • Thuyết phân tâm học.
  • Thuyết bắt chước.

Các yếu tố cấu thành tội phạm?

  • Khách thể
  • Mặt khách quan
  • Chủ thể
  • Mặt chủ quan.
Giết người nhưng không thành có được coi là tội phạm không?
Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt. Căn cứ theo hướng dẫn này, người có hành vi giết người không thành là tội phạm và chịu trách nhiệm hình sự đối với tội chưa đạt đó.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com