Hỏi về quyền thừa kế của người ở nước ngoài

Anh Nhật có câu hỏi:

Cha mẹ tôi có 7 người con (4 trai-3 gái).Tất cả đều đã có gia đình và ở riêng.Năm 2001,cha mẹ tôi có làm di chúc để lại tài sản(gồm căn nhà đang ở) cho em của tôi là Việt Kiều đang định cư tại Đức (thời gian đó chú đó đã sinh sống ở Đức).Trong khi lập di chúc không có sự chứng kiến của con cái

Đến năm 2011,cha mẹ tôi lần lượt qua đời.Nay anh chị em chúng tôi (trừ người em bên Đức muốn bán căn nhà ba mẹ ở thì có được không? Và quyền thừa kế căn nhà này có thuộc về người con sống bên Đức ko?(người này đã được lãnh sự cửa hàng cấp phép lưu trú tại Vn trên 3 th)

Anh chị em chúng tôi đồng lòng ko công nhận di chúc.Nhưng giấy tờ nhà đất thì người con bên Đức đang giữ.Trong trường hợp này xin luật sư cho chút ý kiến

PS:đứa em bên Đức nhất định công nhận quyền thừa kế của mình.Chú đó muốn bán và sở hữu tài sản căn nhà 1 cách độc lập…..

Luật sư trả lời câu hỏi của anh Nhật như sau:

1.Ðiều 631 BLDS quy định:
” Quyền thừa kế của cá nhân

 

 

Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Ðiều 654. Người làm chứng cho việc lập di chúc

 

Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:

 

1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;

 

2. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc;

 

3. Người chưa đủ mười tám tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự.”

Vì vậy theo các quy định của pháp luật trên thì cha mẹ bạn có quyền lập di chúc để định đoạt căn nhà (thuộc quyền sở hữu hợp pháp của cha mẹ bạn) cho người khác mà không cần phải có ý kiến của các con (nếu các con làm chứng di chúc thì di chúc đó vô hiệu).

2. Nếu di chúc của cha mẹ bạn  phù hợp với quy định tại Điều 652 BLDS thì di chúc hợp pháp và di sản thuộc về  người được chỉ định trong di chúc – “người con ở bên Đức”. Các anh chị em bạn không được phép chuyển nhượng tài sản khi tài sản đang có tranh chấp. Nếu trong gia đình bạn không thống nhất được việc chia thừa kế thì có thể khởi kiện để Tòa án giải quyết. Nếu Tòa án tuyên bố di chúc vô hiệu thì các anh chị em bạn mới được hưởng di sản theo pháp luật. Nếu di chúc có hiệu lực pháp luật thì di sản thuộc về người được chỉ định trong di chúc.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com