Hỏi về vấn đề thừa kế đất ruộng

1. Chị L câu hỏi:

Kính chào Luật sư!

Tôi muốn hỏi: Gia đình tôi trước đây gồm ông, bà, bố, mẹ và tôi. Năm 1992, theo tiêu chuẩn thì  mỗi người trong  gia đình tôi được chia 1,6 sào đất ruộng, tất cả số ruộng đất này đều được ghi trong GCNQSD đất mang tên ông tôi. Sau đó ông tôi và bố mẹ tôi qua đời. hiện nay ông tôi còn 3 người con trai nữa.

Vậy tôi muốn hỏi: tôi có được lấy phần đất mà tôi được chia và phần của bố mẹ tôi không? hay GCNQSD đất mang tên ông tôi thì khi ông mất sẽ chia cho 3 người con trai còn lại.
Tôi xin chân thành cám ơn!

2. Luật sư C trả lời:

Chào bạn!
Luật sư trả lời câu hỏi của bạn như sau:

1. Trường hợp của gia đình bạn là đất nông nghiệp được giao cho hộ gia đình sử dụng, khi đó ông của bạn là chủ hộ nên uỷ quyền hộ gia đình đứng tên trên giấy chứng nhận. Nếu bố mẹ bạn và bạn đều trong độ tuổi lao động tại thời gian giao đất và được giao đất chung với hộ gia đình của ông bạn thì đến nay bạn có quyền yêu cầu chia phần đất đó trong diện tích đất chia chung của hộ gia đình (chia tài sản thuộc sở hữu chung theo hướng dẫn của BLDS). Nếu các thành viên khác không đồng ý chia thì bạn có quyền khởi kiện để Tòa án giải quyết theo hướng dẫn của pháp luật.

2. Còn đối với vấn đề thừa kế đất nông nghiệp cấp cho hộ gia đình thì có sự khác nhau giữa j các quy định của BLDS năm 1995 và BLDS năm 2005. Theo đó, trước thời gian có hiệu lực của BLDS năm 2005 thì đất nông nghiệp chia cho hộ gia đình không phải là di sản thừa kế. Nếu có một thành viên trong hộ gia đình chết trước năm 2005 thì phần đất nông nghiệp của người đó trong hộ gia đình sẽ thuộc về các thành viên còn lại trong hộ. Nếu thành viên trong hộ gia đình đó chết sau thời gian có hiệu lực của BLDS 2005 thì phần quyền sử dụng đất của họ trong diện tích đất nông nghiệp được chia chung cho hộ gia đình mới trở thành di sản thừa kế của họ theo hướng dẫn pháp luật.

Vì vậy, theo thông tin bạn nêu thì bạn được quyền yêu cầu chia phần quyền sử dụng đất nông nghiệp của bạn trong tổng diện tích đất nông nghiệp cấp chung cho hộ gia đình theo Nghị định 64/CP năm 1993 về chia đất nông nghiệp. Nếu ông bà bạn và bố mẹ bạn chết trước  thời gian có hiệu lực của BLDS năm 2005 thì phần đất của ông bà bạn và bố mẹ bạn cũng được chia đều cho các thành viên còn lại. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là Luật đất đai hiện hành quy định những người có hộ khẩu tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp mới được nhận quyền sử dụng đất trồng lúa nước. Do vậy, nếu bạn không còn hộ khẩu ở địa phương và không trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì bạn chỉ có thể nhận tài sản bằng giá trị tiền chứ không được nhận tài sản chung là hiện vật quyền sử dụng đất nông nghiệp trồng lúa nước.

Chúc bạn thành công! Nếu cần tư vấn thêm, hãy liên hệ với tôi để được trả lời.

3. Chị L câu hỏi:

Kính gởi Luât sư C.,
Tôi là thành viên mới gia nhập gia đình Dân luật.
Tôi xin cảm ơn nội dung trình bày của LS vì rất là huu ích. Có lẽ là qua nội dung trình bày của LS đã gián tếp trả lời cho câu hỏi của tôi. Tôi có câu hỏi là với đất ruộng có thừa kế dược không. Qua nội dung trình bàycuar LS toi hiểu là với BLDS 2005 thì dất ruộng có thể thừa kế đwoc, tuy nhiên phải là đối tương cùng đại phương và phải trực tiếp sản xuất nông ngiêp, nếu không có hai điều kiện này , thì chỉ được nhận tài sản thừa kế bằng giá trị tiền..
Tôi cần được tư vấn thêm về một vài điều nữa, mong LS giúp đỡ cho : thứ nhất là điều kiện nêu ra ở trên là phải đủ hai điều kiện, còn nếu đói tượng chỉ có một trong hai điều kiện nói trên thì giải quyết thế nào.  Thứ hai là những quy định nói trên tể hiện ở điều luạt nào.
Mong LS giúp đỡ
Tôi chân thành cảm ơn.

4. Luật sư C trả lời:

Chào bạn!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng nội dung tư vấn của Luật sư, tôi xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:

1. Phải có đủ cả hai điều kiện là có hộ khẩu tại cấp xã nơi có đất và phải trực tiếp sản xuất nông nghiệp mới được phép nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp trồng lúa nước. Vấn đề này được quy định tại Nghị định181/2004/NĐ-CP của Chính phủ năm 2004 về hướng dẫn luật đất đai và các các văn bản pháp luật khác của từng địa phương. Căn cứ khoản 3, Điều 103 Nghị định 181 quy định như sau: ” Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất chuyên trồng lúa nước.”.  Bạn lưu ý là đất CHUYÊN trồng lúa nước là đất mà mục đích chính là trồng lúa nước.

2. Đối với thừa kế QSD đất nông nghiệp thì nếu là ĐẤT NÔNG NGHIỆP ĐƯỢC NHÀ NƯỚC GIAO CHO CÁ NHÂN thì từ trước tới nay luật đều cho phép được thừa kế. Còn đối với loại ĐẤT NÔNG NGHIỆP GIAO CHO HỘ GIA ĐÌNH thì theo Điều 744 Bộ Luật dân sự năm 1995 thì không được phép để lại thừa kế (nếu trong hộ gia đình có người chết thì thành viên còn lại được sử dụng, nếu không còn ai thì Nhà nước thu hồi).

Còn Bộ luật dân sự năm 2005 (hiệu lực từ 01/01/2006) thì loại đất nông nghiệp được giao cho hộ gia đình, khi một thành viên chết thì phần đất nông nghiệp của họ cũng được để lại thừa kế theo hướng dẫn pháp luật. Căn cứ Điều 735 BLDS năm 2005 quy định:  ” Hộ gia đình đ­ược Nhà n­ước giao đất nếu trong hộ có thành viên chết thì quyền sử dụng đất của thành viên đó đ­ược để lại cho những ngư­ời thừa kế theo hướng dẫn tại Phần thứ t­ư của Bộ luật này và pháp luật về đất đai.”.

Chào bạn! Nếu cần tư vấn thêm, hãy liên hệ với tôi để được trả lời.

5. Anh D câu hỏi:

Kính chào Luật sư,
Trước tiên tôi xin có lời cảm ơn Luật sư vì sự nhiệt tình tích cực của LS, thể hiệnqua việc nhanh nhạy kịp thời và rất hữu ích qua tư vấn của luật sư. Xin LS ghi nhận  nơii đây sự chân thành mến mộ của tôi đối với LS. Cầu chúc LS luôn hạnh phúc, khỏe mạnh và đóng góp thật nhiều cho GIA ĐÌNH DÂN LUẬT. Tôi cũng cầu chúc cho GIA ĐÌNH DÂN LUẬT luôn  mạnh tiến trong tương lai.
Tôi cung mong là trong quá trình công tác, giao tiếp với LS, tôi có gì  gây nên sự phiền hà, thì cung mong LS lượng thứ bỏ qua cho, vì đó chỉ là sơ sót vô tình.
Bây giờ tôi xin trở lại vấn đề ở trên một chút nữa, đó là: Xin LS cho biết ở điều luật nào nói về
:nếu không có hộ khẩu ở địa phương và không trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì  chỉ có thể nhận tài sản bằng giá trị tiền chứ không được nhận tài sản chung là hiện vật quyền sử dụng đất nông nghiệp trồng lúa nước.

6. Luật sư C trả lời:

Chào bạn!

Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp CHUYÊN TRỒNG LÚA NƯỚC thì phải tuân thủ quy định tại khoản 3, Điều 103 của Nghị định181/2004/NĐ-CP của Chính phủ: “Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất chuyên trồng lúa nước.”.

Còn thừa kế QSD đất (bao gồm cả đất nông nghiệp) được quy định tại Điều , 733, 734 và Điều 735 BLDS năm 2005 (đây là điểm mới so với BLDS năm 1995) .

Tại điểm d, khoản 1, Điều 99, Nghị định181/2004/NĐ-Cp cũng quy định: “Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được nhận quyền sử dụng đất thông qua nhận thừa kế quyền sử dụng đất;”

Vì vậy, pháp luật chỉ quy định hạn chế việc chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất chuyên trồng lúa nước (Điều 103 Nghị định 181) chứ không hạn chế quyền thừa kế đối với đất nông nghiệp chuyên trồng lúa nước.

          Do vậy, về mặt lý thuyết thì mọi công dân VN đều có thể được nhận thừa kế QSD đất nông nghiệp. Nhưng thực tiễn nếu một người PHỐ mà về QUÊ xin sang tên thừa kế đối với diện tích đất nông nghiệp chuyên trồng lúa nước thì sẽ khó mà được chính quyền chấp nhận. Đồng thời khi xét xử vụ án tranh chấp thừa kế thì những thừa kế không có hộ khẩu tại địa phương và không trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì không có cơ hội được nhận di sản là hiện vật trừ khi không có thừa kế nào là NÔNG DÂN thực thụ (luật bất thành văn). Điều đó đảm bảo việc sử dụng đất có hiệu quả và đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các đương sự.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com