Hợp đồng đào tạo nghề là gì? Những điều cần biết

Hợp đồng đào tạo nghề là gì? Những điều cần biết

1. Hợp đồng đào tạo nghề là gì?

Đào tạo nghề nghiệp là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học hoặc để nâng cao trình độ nghề nghiệp.

Hợp đồng đào tạo là sự giao kết bằng lời nói hoặc bằng văn bản về quyền và nghĩa vụ giữa người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, lớp đào tạo nghề, tổ chức, cá nhân với người học tham gia các chương trình đào tạo thường xuyên trong trường hợp doanh nghiệp tuyển người vào đào tạo để công tác cho doanh nghiệp và chương trình đào tạo thường xuyên (1), (2), (3), (4) tại Mục 2.

(Khoản 1 Điều 3, Khoản 1 Điều 39 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014)

2. Chương trình đào tạo nghề thường xuyên

Đào tạo thường xuyên được thực hiện với các chương trình sau đây:

(1) Chương trình đào tạo thường xuyên theo yêu cầu của người học; chương trình bồi dưỡng, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp;

(2) Chương trình đào tạo theo cách thức kèm cặp nghề, truyền nghề, tập nghề;

(3) Chương trình chuyển giao công nghệ;

(4) Chương trình đào tạo khác có thời gian đào tạo dưới 03 tháng;

(5) Chương trình đào tạo để lấy bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp và chứng chỉ sơ cấp theo cách thức đào tạo thường xuyên.

(Khoản 1 Điều 40 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014)

3. Nội dung hợp đồng đào tạo nghề

Hợp đồng đào tạo gồm các nội dung sau:

– Tên nghề đào tạo hoặc các kỹ năng nghề đạt được;

– Địa điểm đào tạo;

– Thời gian hoàn thành khóa học;

– Mức học phí và phương thức thanh toán học phí;

– Trách nhiệm bồi thường tổn hại của mỗi bên khi vi phạm hợp đồng;

– Thanh lý hợp đồng;

– Các thỏa thuận khác không trái pháp luật và đạo đức xã hội.

Lưu ý: Trường hợp doanh nghiệp tuyển người vào đào tạo để công tác cho doanh nghiệp thì hợp đồng đào tạo ngoài những nội dung quy định tại khoản 2 Điều này còn có các nội dung sau đây:

– Cam kết của người học về thời hạn công tác cho doanh nghiệp;

– Cam kết của doanh nghiệp về việc sử dụng lao động sau khi học xong;

– Thỏa thuận về thời gian và mức tiền công cho người học trực tiếp hoặc tham gia làm ra sản phẩm cho doanh nghiệp trong thời gian đào tạo.

Mặt khác, hợp đồng đào tạo theo cách thức kèm cặp nghề tại doanh nghiệp ngoài các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014, phải có thỏa thuận thời gian bắt đầu được trả công và mức tiền công trả cho người học theo từng thời gian.

(Khoản 2 Điều 39 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014)

4. Thời gian đào tạo nghề thường xuyên

– Thời gian đào tạo đối với các chương trình đào tạo thường xuyên (1), (2), (3), (4) được thực hiện theo yêu cầu của từng chương trình, bảo đảm sự linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng người học.

– Thời gian đào tạo thực hiện theo niên chế đối với các chương trình đào tạo thường xuyên (5) có thể dài hơn thời gian quy định tại Điều 33  Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014.

Điều 33. Thời gian đào tạo

  1. Thời gian đào tạo trình độ sơ cấp được thực hiện từ 03 tháng đến dưới 01 năm học nhưng phải bảo đảm thời gian thực học tối thiểu là 300 giờ học đối với người có trình độ học vấn phù hợp với nghề cần học.
  2. Thời gian đào tạo trình độ trung cấp theo niên chế đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên là từ 01 đến 02 năm học tùy theo chuyên ngành hoặc nghề đào tạo.

Thời gian đào tạo trình độ trung cấp theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ là thời gian tích lũy đủ số lượng mô-đun hoặc tín chỉ quy định cho từng chương trình đào tạo.

Người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, nếu có nguyện vọng tiếp tục học lên trình độ cao đẳng thì phải học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng văn hóa trung học phổ thông.

  1. Thời gian đào tạo trình độ cao đẳng theo niên chế được thực hiện từ 02 đến 03 năm học tùy theo chuyên ngành hoặc nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông; từ 01 đến 02 năm học tùy theo chuyên ngành hoặc nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng ngành, nghề đào tạo và có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông hoặc giấy chứng nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông.

 

Thời gian đào tạo trình độ cao đẳng theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ là thời gian tích lũy đủ số lượng mô-đun hoặc tín chỉ cho từng chương trình đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông hoặc giấy chứng nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông.

Thời gian đào tạo trình độ cao đẳng theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ là thời gian tích lũy đủ số lượng mô-đun hoặc tín chỉ cho từng chương trình đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông.

  1. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông mà người học phải tích lũy để học trình độ cao đẳng.

(Điều 41 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com