Hướng dẫn các cách tính tiền điện trong excel cập nhật mới nhất

Tiền điện là chi phí sinh hoạt của mỗi nhà đều có. Nhưng liệu bạn có kiểm soát được số tiền này và không để nó vượt quá khả năng chi trả. Nếu bạn đang lo lắng thì không sao hôm nay LVN Group sẽ Hướng dẫn các cách tính tiền điện trong excel cập nhật mới nhất.

Hướng dẫn các cách tính tiền điện trong excel cập nhật mới nhất

1. Quy định về việc điều chỉnh tiền điện hàng tháng

Căn cứ theo Điều 3 Quyết định 24/2017/QĐ-TTg quy định về nguyên tắc điều chỉnh giá bán điện bình quân như sau:

Nguyên tắc điều chỉnh giá bán điện bình quân

  1. Hàng năm, sau khi kiểm tra giá thành sản xuất kinh doanh điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, giá bán điện bình quân được xem xét, điều chỉnh theo biến động khách quan thông số đầu vào của tất cả các khâu (phát điện, truyền tải điện, phân phối – bán lẻ điện, điều hành – quản lý ngành và dịch vụ phụ trợ hệ thống điện) so với thông số được sử dụng để xác định giá bán điện bình quân hiện hành.
  2. Trong năm, giá bán điện bình quân được xem xét điều chỉnh khi thông số đầu vào cơ bản trong khâu phát điện biến động so với thông số đã được sử dụng để xác định giá bán điện bình quân hiện hành.
  3. Khi các thông số đầu vào theo hướng dẫn tại khoản 1 và khoản 2 Điều này biến động làm giá bán điện bình quân giảm so với giá bán điện bình quân hiện hành thì giá điện được điều chỉnh giảm.
  4. Khi các thông số đầu vào theo hướng dẫn tại khoản 1 và khoản 2 Điều này biến động làm giá bán điện bình quân tăng từ 3% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành thì giá điện được phép điều chỉnh tăng.
  5. Thời gian điều chỉnh giá bán điện bình quân tối thiểu là 06 tháng kể từ lần điều chỉnh giá điện gần nhất.
  6. Tập đoàn Điện lực Việt Nam được điều chỉnh tăng hoặc giảm giá bán điện bình quân trong phạm vi khung giá do Thủ tướng Chính phủ quy định.

Trường hợp giá bán điện bình quân tính toán cao hơn giá bán điện bình quân hiện hành từ 10% trở lên hoặc ngoài khung giá hoặc ảnh hưởng đến tình hình kinh tế vĩ mô, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính kiểm tra, rà soát và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến mức điều chỉnh giá bán điện bình quân. Trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo Ban Chỉ đạo điều hành giá trước khi báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

  1. Việc điều chỉnh giá bán điện bình quân phải thực hiện công khai, minh bạch.

Theo đó, hàng năm, sau khi kiểm tra giá thành sản xuất kinh doanh điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, giá bán điện bình quân được xem xét, điều chỉnh theo biến động khách quan thông số đầu vào của tất cả các khâu (phát điện, truyền tải điện, phân phối – bán lẻ điện, điều hành – quản lý ngành và dịch vụ phụ trợ hệ thống điện) so với thông số được sử dụng để xác định giá bán điện bình quân hiện hành.

Thời gian điều chỉnh giá bán điện bình quân tối thiểu là 06 tháng kể từ lần điều chỉnh giá điện gần nhất.

2. Tập đoàn Điện lực Việt Nam xử lý thế nào khi điều chỉnh tiền điện bình quân giảm so với giá bán điện bình quân hiện hành?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Quyết định 24/2017/QĐ-TTg quy định về cơ chế điều chỉnh giá bán điện bình quân hàng năm như sau:

Cơ chế điều chỉnh giá bán điện bình quân hàng năm

  1. Trường hợp giá bán điện bình quân giảm so với giá bán điện bình quân hiện hành và trong khung giá quy định, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm giảm giá bán điện bình quân ở mức tương ứng, lập hồ sơ báo cáo Bộ Công Thương và Bộ Tài chính để kiểm tra, giám sát.

….

Theo đó, trường hợp điều chỉnh tiền điện bình quân giảm so với giá bán điện bình quân hiện hành và trong khung giá quy định, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm giảm giá bán điện bình quân ở mức tương ứng, lập hồ sơ báo cáo Bộ Công Thương và Bộ Tài chính để kiểm tra, giám sát.

3. Hướng dẫn tính tiền điện trong excel

Đầu tiên, bạn cần lập một bảng tính tiền điện, đối với tiền điện sinh hoạt sẽ được tính theo kiểu bậc thang như sau:

– 1-50kw: 1549đ: Mức tiêu thụ điện ở 50 số điện đầu tiên từ 1-50kw sẽ có giá 1549đ/mỗi số điện.

– 51-100: 1600đ: Mức tiêu thụ điện 50 số điện tiếp theo từ 51-100kw sẽ có giá 1600đ/mỗi số điện

– 101-150: 1858đ: Mức tiêu thụ điện 50 số điện tiếp theo từ 101-150kw sẽ có giá 1858đ/mỗi số điện

– 151-200: 2340đ: Mức tiêu thụ điện 50 số điện tiếp theo từ 151-200kw sẽ có giá 2340đ/mỗi số điện

– 201-300: 2615đ: Mức tiêu thụ điện 100 số điện tiếp theo từ 201-300kw sẽ có giá 2615đ/mỗi số điện

– 301-400: 2701đ: Mức tiêu thụ điện 100 số điện tiếp theo từ 301-400kw sẽ có giá 2701đ/mỗi số điện

– 401 trở lên: 2271đ: Từ sau số điện thứ 401 giá tiền là 2271đ/mỗi số điện.

Giá trên chưa bao gồm thuế VAT 10%.

Chúng ta có một bảng dữ liệu cho trước và cần lập công thức để tính tiền điện:

Bước 1: Đầu tiên bạn cần tính số điện năng đã tiêu thụ bằng cách lấy số điện mới trừ đi số điện cũ.

– Bạn nhập vào ô F4 =E4-D4 sau đó ấn Enter và kéo xuống để hoàn thành các ô bên dưới

Bước 2: Bạn bắt đầu tính số điện tiêu thụ theo từng mức giá tiền. Ở đây, bạn cần phải hiểu và diễn giải được các mức này để áp dụng hàm IF trong Excel để tính.

* Mức 1-50kw: 1549đ

Nhập vào ô G4 công thức: =IF(F4<=50,f4,if(f4>50,50)).Nếu số tiêu thụ nhỏ hơn hoặc bằng 50 thì kết quả trả về sẽ là chính ô F4, lớn hơn thì sẽ bằng 50.

* Mức 51-100kW: 1600đ

Nhập vào ô H4 công thức: =IF(F4<51,0,if(and(f4>50,F4<=100),f4-50,if(f4>=100,50))). Nếu số tiêu thụ điện nhỏ hơn 51, kết quả trả về là 0. Nếu mức tiêu thụ điện lớn hơn 50 và nhỏ hơn hoặc bằng 100 thì kết quả là mức tiêu thụ điện trừ đi 50. Nếu mức tiêu thụ điện lớn hơn hoặc bằng 100, kết quả trả về 50.

* Mức 101-150kW: 1858đ

Nhập vào ô I4 công thức: =IF(F4<101,0,if(and(f4>100,F4<=150),f4-100,if(f4>100,50))). Nếu số tiêu thụ điện nhỏ hơn 101, kết quả trả về là 0. Nếu mức tiêu thụ điện lớn hơn 100 và nhỏ hơn hoặc bằng 150 thì kết quả là mức tiêu thụ điện trừ đi 100. Nếu mức tiêu thụ điện lớn hơn 100, kết quả trả về 50.

* Mức 151-200kW: 2340đ

Nhập vào ô J4 công thức: =IF(F4<151,0,if(and(f4>=150,F4<=200),f4-150,if(f4>=200,50))). Nếu số tiêu thụ điện nhỏ hơn 151, kết quả trả về là 0. Nếu mức tiêu thụ điện lớn hơn hoặc bằng 150 và nhỏ hơn hoặc bằng 200 thì kết quả là mức tiêu thụ điện trừ đi 150. Nếu mức tiêu thụ điện lớn hơn hoặc bằng 200, kết quả trả về 50.

* Mức 201-300kw: 2615đ

Nhập vào ô K4 công thức: =IF(F4<201,0,if(and(f4>=201,F4<=300),f4-200,if(f4>=300,100))). Nếu số tiêu thụ điện nhỏ hơn 201, kết quả trả về là 0. Nếu mức tiêu thụ điện lớn hơn hoặc bằng 201 và nhỏ hơn hoặc bằng 300 thì kết quả là mức tiêu thụ điện trừ đi 200. Nếu mức tiêu thụ điện lớn hơn hoặc bằng 300, kết quả trả về 100.

* Mức 301-400kW: 2701đ

Nhập vào ô L4 công thức: =IF(F4<301,0,if(and(f4>=301,F4<=400),f4-300,if(f4>=400,100))). Nếu số tiêu thụ điện nhỏ hơn 301, kết quả trả về là 0. Nếu mức tiêu thụ điện lớn hơn hoặc bằng 301 và nhỏ hơn hoặc bằng 400 thì kết quả là mức tiêu thụ điện trừ đi 300. Nếu mức tiêu thụ điện lớn hơn 400, kết quả trả về 100.

* Mức 401kW Trở Lên: 2271đ

Nhập vào ô M4 công thức: =IF(F4<401,0,if(f4>400,F4-400)). Nếu mức tiêu thụ điện nhỏ hơn 401, kết quả trả về là 0. Nếu mức tiêu thụ điện lớn hơn 400, kết quả trả về sẽ là mức tiêu thụ điện trừ đi 400.

Bước 3: Bạn sẽ tính Tổng tiền phải chi trả của khách hàng, Tổng Tiền sẽ bằng số điện tiêu thụ nhân với Đơn giá tương ứng của nó.

Nhập vào ô N4 công thức: =G4*G3+H4*H3+I4*I3+J4*J3+K4*K3+L4*L3+M4*M3 (G3, H3, I3, J3, K3, L3, M3 tương ứng với Đơn giá là: 1549đ, 1600đ, 1858đ, 2340đ, 2615đ, 2701đ, 2271đ )

Kết quả là bạn đã tính toán xong số điện cũng như số tiền mà khách hàng phải thanh toán. Từ đây bạn có thể copy công thức cho các hàng phía dưới để tính ra cho toàn bộ khách hàng.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com