Hướng dẫn cách ký biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử chi tiết - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - ACC - Hướng dẫn cách ký biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử chi tiết

Hướng dẫn cách ký biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử chi tiết

Trong quá trình sử dụng chứng từ điện tử, việc sai sót, nhầm lẫn trong quá trình lập và phát hành chứng từ là điều khó tránh khỏi. Hoá đơn điện tử bị sai sót phải được điều chỉnh bằng biên bản điều chỉnh chứng từ điện tử. Luật LVN Group xin gửi đến quý bạn đọc nội dung trình bày Hướng dẫn cách ký biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử chi tiết.

1. Khi nào cần làm biên bản huỷ, biên bản điều chỉnh chứng từ

Khi có sai sót trên hóa đơn điện tử đã lập, tùy vào thời gian phát hiện sai sót mà kế toán sẽ có cách xử lý khác nhau:

Trường hợp 1: Hóa đơn điện tử có sai sót đã lập và gửi cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ; hoặc hóa đơn điện tử đã lập và gửi cho người mua, người bán và người  mua chưa kê khai thuế thì xử lý như sau:

  • Hủy hóa đơn điện tử khi đã có sự đồng ý và xác nhận của cả 2 bên bán và mua trên biên bản hủy hóa đơn
  • Bên bán lập hóa đơn điện tử mới theo đúng quy định để gửi cho bên mua.

Trường hợp 2: Hóa đơn điện tử có sai sót đã gửi cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Người bán và người mua đã kê khai thuế thì bên bán xử lý như sau:

  • Lập biên bản điều chỉnh (BBĐC) hóa đơn có chữ ký điện tử của cả hai bên ghi rõ sai sót
  •  Bên bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh sai sót.

2. Ký số hay ký tay trên biên bản điều chỉnh hóa đơn?

Hiện nay, hầu hết các phần mềm hóa đơn điện tử đều cho phép kế toán lập biên bản xử lý sai sót ngay trên hệ thống. Do đó, khi phát hiện lỗi trên hóa đơn điện tử, tùy từng trường hợp, doanh nghiệp có thể lập biên bản hủy/ biên bản điều chỉnh hóa đơn ngay trên phần mềm, sau đó ký số và gửi cho khách hàng qua email hoặc SMS.

Với các phần mềm hóa đơn điện tử không hỗ trợ chức năng lập biên bản xử lý hóa đơn, doanh nghiệp vẫn có thể lập biên bản điều chỉnh hoặc biên bản hủy hóa đơn bằng giấy, sau đó ký tay và gửi cho khách hàng 01 bản, lưu tại doanh nghiệp 01 bản.

Mặt khác, trong khoảng thời gian từ 1/11/2018 đến 31/10/2020, doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh được phép sử dụng song song hóa đơn giấy và hóa đơn điện tử, nếu phát hiện sai sót trên hóa đơn giấy thì doanh nghiệp hoàn toàn có thể lập biên bản hủy/biên bản điều chỉnh ngay trên phần mềm hóa đơn điện tử và ký số để gửi cho khách hàng.

Lưu ý: Người bán và người mua phải đồng nhất phương thức ký số hoặc ký tên trên biên bản hủy hóa đơn, biên bản điều chỉnh hóa đơn thì biên bản đó mới có tính hợp lệ.

Trên đây là toàn bộ nội dung Hướng dẫn cách ký biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử chi tiết do Luật LVN Group gửi tới. Trong quá trình nghiên cứu, nếu quý bạn đọc còn có câu hỏi, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website hoặc Hotline để được hỗ trợ trả lời.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com