Mới đây, Tổng cục Hải quan có hướng dẫn liên quan đến chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa được quy định tại Phụ lục II Thông tư 38/2018/TT-BTC.
Sau đây, xin mời Quý bạn đọc cùng theo dõi nội dung trình bày Hướng dẫn tra cứu chứng nhận xuất xứ hàng hóa [2023] để cùng trả lời các câu hỏi.
1. Quy định chung
Theo đó, Phụ lục II là Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho đơn vị Hải quan.
Tổng cục Hải quan hướng dẫn trường hợp hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ theo các Hiệp định thương mại tự do ATIGA, CPTPP, EVFTA, UKVFTA, RCEP thuộc danh mục hàng hóa được quy định tại Phụ lục II Thông tư 38/2018/TT-BTC thì đơn vị Hải quan chấp nhận chứng từ tự chứng nhận xuất xứ do nhà xuất khẩu phát hành với điều kiện phải đáp ứng quy định tại các Hiệp định thương mại tự do tương ứng.
Hướng dẫn của Tổng cục Hải quan căn cứ vào quy định tại các Hiệp định thương mại tự do ATIGA, CPTPP, EVFTA, UKVFTA, RCEP; căn cứ quy định tại Điều 32 Luật Quản lý Ngoại thương năm 2017; khoản 2 Điều 4 Thông tư số 38/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính.
2. Giải đáp có liên quan
2.1. Phòng vệ thương mại là gì?
trường cạnh tranh bình đẳng giữa hàng hoá nhập khẩu với hàng hoá sản xuất trong nước thông qua hạn chế nhập khẩu đối với một hoặc một số loại hàng hoá nhập khẩu bị bán phá giá, được trợ cấp tăng nhanh đột biến, gây ra hoặc đe doạ gây ra tổn hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước.
2.2. Hướng dẫn tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) năm 2023?
Căn cứ theo hướng dẫn tại Mục 1 Công văn 118/PVTM-P1 năm 2023 hướng dẫn về các loại giấy tờ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định Thương mại hàng hóa Asean như sau:
“1. Hiệp định Thương mại hàng hóa Asean (ATIGA)
Hiện nay, quy định về cơ chế chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định ATIGA được hướng dẫn tại Thông tư số 28/2015/TT-BCT ngày 20 tháng 08 năm 2015 quy định việc thực hiện thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN, được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư số 19/2020/TT-BCT ngày 14 tháng 8 năm 2020. Theo đó, Việt Nam chấp nhận cả hai cách thức i) C/O đối với Thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc các nước ASEAN và ii) Tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa đối với Thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc các nước thành viên ASEAN thực hiện cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa AWSC.
Thông tư chỉ quy định điều kiện để nhà xuất khẩu đủ điều kiện tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa đối với hàng hóa Việt Nam xuất khẩu. Đối với hàng hóa từ các nước ASEAN nhập khẩu vào Việt Nam, Thông tư không có quy định hướng dẫn; điều kiện tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa đối với trường hợp này phụ thuộc vào quy định pháp luật của các nước thành viên ASEAN.”
2.3.Thông tư số 03/2019/TT-BCT chưa quy định nội dung về tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa?
Căn cứ theo hướng dẫn tại Mục 2 Công văn 118/PVTM-P1 năm 2023 hướng dẫn về các loại giấy tờ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) như sau:
“2. Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)
Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 03/2019/TT-BCT ngày 22 tháng 01 năm 2019 quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương. Tuy nhiên, Thông tư chưa quy định nội dung về tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa do Việt Nam bảo lưu chỉ áp dụng cách thức nhà nhập khẩu tự chứng nhận xuất xứ sau 5 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực (đến hết ngày 01 tháng 01 năm 2024).”
Trên đây là nội dung về Hướng dẫn tra cứu chứng nhận xuất xứ hàng hóa [2023] mà LVN Group gửi tới đến bạn đọc. Trong quá trình nghiên cứu về vấn đề này, nếu có câu hỏi, vui lòng truy cập website https://lvngroup.vn/ để được tư vấn, hỗ trợ.