Hướng dẫn xử lý khi hóa đơn bị thu hồi do cưỡng chế và đã được khắc phục - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - ACC - Hướng dẫn xử lý khi hóa đơn bị thu hồi do cưỡng chế và đã được khắc phục

Hướng dẫn xử lý khi hóa đơn bị thu hồi do cưỡng chế và đã được khắc phục

Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, vì một số lý do hoặc trong một số các trường hợp sai phạm, doanh nghiệp sẽ bị cưỡng chế chứng từ. Vậy cưỡng chế chứng từ là gì? Hướng xử lý thế nào? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc cùng theo dõi nội dung trình bày: Hướng dẫn xử lý khi hóa đơn bị thu hồi do cưỡng chế và đã được khắc phục.

Hướng dẫn xử lý khi hóa đơn bị thu hồi do cưỡng chế và đã được khắc phục

1. Cưỡng chế chứng từ là gì?

Cưỡng chế hóa đơn là một trong những biện pháp được Tổng cục Thuế áp dụng với tổ chức, doanh nghiệp nhằm xử lý tình trạng nợ thuế có khả năng thu hồi đã được Quốc Hội quy định rất rõ trong Luật Quản lý thuế.

Theo Thông tư số 215/2013/TT-BTC hướng dẫn về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, Bộ Tài chính đã quy định rõ các biện pháp cưỡng chế thuế về trường hợp nợ thuế, trong đó có cả cưỡng chế về hóa đơn.

Theo Điều 3 Thông tư 215/2013/TT-BTC đã quy định: “Thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng, tức là sẽ tiến hành cưỡng chế hóa đơn”.

2. Các trường hợp doanh nghiệp bị cưỡng chế chứng từ

Việc doanh nghiệp bị đóng mã số thuế, bị cưỡng chế có thể do một số lý do như sau: chuyển địa điểm kinh doanh nhưng không thông báo với đơn vị thuế; không hoạt động tại trụ sở đăng ký kinh doanh; quá thời hạn nộp tờ khai và nộp tiền thuế sau 3 lần đơn vị thuế gửi thông báo không thấy phản hồi…

 Các trường hợp bị cưỡng chế hóa đơn (theo Điều 2 Thông tư 215/2013/TT-BTC)

  • Người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế nếu vượt quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp tiền thuế, hết thời hạn gia hạn nộp thuế;
  • Người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế có các hành vi bỏ trốn, tẩu tán tài sản;
  • Người nộp thuế không chấp hành theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế trong thời hạn 10 ngày hoặc trường hợp thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế. Trừ trường hợp được hoãn hoặc tạm đình chỉ thời gian thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế.

 Cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng (theo Điều 13 Thông tư 215/2013/TT-BTC)

Đối tượng bị cưỡng chế không áp dụng được các biện pháp cưỡng chế từ việc trích tiền từ tài khoản của đối tượng tại kho bạc nhà nước, các tổ chức tín dụng, yêu cầu phong tỏa tài khoản; khấu trừ một phần tiền lương, phần thu nhập đối với cá nhân hoặc trường hợp đã áp dụng các biện pháp này nhưng vẫn không thu đủ phần tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước thì sẽ cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng.

➤ Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp tại Điều 22 Thông tư 39/2014/TT-BTC

Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp là việc sử dụng hóa đơn giả, hóa đơn không có giá trị sử dụng hoặc là hết giá trị sử dụng. Trong đó:

  • Hóa đơn giả là hóa đơn được khởi tạo theo mẫu hóa đơn đã được phát hành của một  tổ chức, cá nhân khác hoặc là khởi tạo trùng số của cùng một ký hiệu hóa đơn;
  • Hóa đơn không có giá trị sử dụng là những hóa đơn đã được tạo nhưng chưa hoàn thành việc thông báo phát hành hóa đơn với đơn vị thuế quản lý;
  • Hóa đơn hết giá trị sử dụng là hóa đơn đã tiến hành làm đủ thủ tục phát hành nhưng tổ chức, cá nhân phát hành thông báo không còn tiếp tục sử dụng nữa; hóa đơn của các tổ chức, cá nhân đã ngừng sử dụng mã số thuế (hay gọi là đóng mã số thuế).

 Theo Điều 16 Nghị định 123/2020/NĐ-CP về việc ngừng sử dụng hóa đơn điện tử

Tổ chức; doanh nghiệp; hộ, cá nhân kinh doanh ngừng sử dụng hóa đơn điện tử có mã hoặc không có mã của đơn vị thuế khi:

  • Mã số thuế hết hiệu lực;
  • Thuộc trường hợp khi đơn vị thuế công tác xác minh và thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký kinh doanh;
  • Tổ chức; doanh nghiệp; hộ, cá nhân kinh doanh có thông báo của đơn vị thuế về việc ngừng sử dụng hóa đơn điện tử để thực hiện việc cưỡng chế tiền nợ thuế.

3. Hướng dẫn xử lý khi hóa đơn bị thu hồi do cưỡng chế và đã được khắc phục

Trả lời công văn số GKCV-LVN Group/2102001 ngày 04/02/2021 của Công ty về việc Hóa đơn xuất thay thế cho hóa đơn bị thu hồi do cưỡng chế và đã được khắc phục, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:

– Căn cứ Khoản 2 Điều 59 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ. Quy định hiệu lực thi hành:

“2. Nghị định số 51/2010/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Nghị định số 04/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 51/2010/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Nghị định số 119/2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử bán hàng tiếp tục có hiệu lực thi hành đến ngày 30 tháng 6 năm 2023”.

Căn cứ Nghị định số 51/2010/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ:

+ Tại Khoản Khoản 8 Điều 3 giải thích từ ngữ như sau:

“8. Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp là việc sử dụng

  • hóa đơn giả
  • hóa đơn không có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng
  • hóa đơn của tổ chức, cá nhân khác (trừ hóa đơn do đơn vị thuế phát hành) lập để hạch toán kế toán, khai thuế, thanh toán vốn ngân sách.”

+ Tại Điều 17 về việc xử lý thu hồi hóa đơn đã lập:

“1. Trường hợp lập hóa đơn chưa giao cho người mua, nếu phát hiện hóa đơn lập sai

Người bán gạch chéo các liên và lưu giữ số hóa đơn lập sai.

2. Trường hợp hóa đơn đã lập giao cho người mua nếu phát hiện lập sai, hoặc bị trả lại theo yêu cầu của một bên

Hai bên lập biên bản thu hồi các liên của số hóa đơn lập sai, hoặc hóa đơn hàng bị trả lại và lưu giữ hóa đơn tại người bán. Biên bản thu hồi hóa đơn phải thể hiện được nội dung hoặc lý do và các thỏa thuận bồi thường giữa hai bên (nếu có).”

– Căn cứ Thông tư 215/2013/TT-BTC hướng dẫn về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế:

+ Tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 9 (được sửa đổi tại Khoản 3 Điều 1 Thông tư 87/2018/TT-BTC):

“1. Quyết định cưỡng chế có hiệu lực thi hành trong thời hạn 01 (một) năm, kể từ ngày ghi trong quyết định cưỡng chế. Thời hiệu áp dụng cưỡng chế được ghi trong quyết định cưỡng chế;

3. Quyết định cưỡng chế chấm dứt hiệu lực kể từ khi:

  • đối tượng bị cưỡng chế chấp hành xong quyết định xử lý vi phạm hành chính về thuế
  • đối tượng bị cưỡng chế đã nộp đủ tiền thuế nợ; tiền phạt, tiền chậm nộp.”

+ Tại Khoản 1 Điều 13 quy định cưỡng chế như sau:

“Hóa đơn thông báo không còn giá trị sử dụng bao gồm các loại hóa đơn:

  • Hóa đơn tự in do các tổ chức, cá nhân kinh doanh tự in
  • Hóa đơn đặt in do các tổ chức, cá nhân kinh doanh hoặc đơn vị thuế đặt in
  • Hóa đơn điện tử do các tổ chức, cá nhân kinh doanh khởi tạo, lập theo hướng dẫn của pháp luật”.

– Căn cứ Thông tư số 39/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP và số 04/2014/NĐ-CP:

+ Tại Điều 20 về xử lý đối với hóa đơn đã lập:

“1. Trường hợp lập hóa đơn chưa giao cho người mua, nếu phát hiện hóa đơn lập sai, người bán gạch chéo các liên và lưu giữ số hóa đơn lập sai.

2. Trường hợp hóa đơn lập giao cho người mua nhưng chưa giao hàng hoặc chưa kê khai thuế

Nếu phát hiện sai phải hủy bỏ, người bán và người mua lập biên bản thu hồi các liên của số hóa đơn đã lập sai. Biên bản thu hồi hóa đơn phải thể hiện được lý do thu hồi hóa đơn. Người bán gạch chéo các liên, lưu giữ số hóa đơn lập sai và lập lại hóa đơn mới.

3. Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao và đã kê khai thuê, sau đó phát hiện sai sót

  • Người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót
  • Người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót Hóa đơn ghi rõ điều chỉnh
  • Căn cứ vào đó, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số, thuế đầu ra, đầu vào
  • Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).

4. Hướng dẫn xử lý đối với hóa đơn đã lập trong một số trường hợp cụ thể thực hiện theo Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.”

– Căn cứ Thông tư số 219/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành luật thuế GTGT và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP:

+ Tại Khoản 8 Điều 14 quy định về nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

+ Tại Điều 15 quy định về điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

– Căn cứ Khoản 10 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC quy định về sửa đổi, bổ sung Điều 15 Thông tư số 219/2013/TT-BTC, quy định về điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

– Căn cứ Điều 4 Thông tư số/96/2015/TT-BTC quy định các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

– Tại Công văn số 17615/BTC-TCT ngày 12/12/2016 về việc chính sách thuế GTGT:

“Trường hợp người nộp thuế sử dụng hóa đơn trong thời gian đơn vị thuế có Quyết định cưỡng chế thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng là hành vi bất hợp pháp

Cơ quan thuế thực hiện truy thu số thuế phát sinh (nếu có) do sử dụng hóa đơn bất hợp pháp.

Các hóa đơn nêu trên không còn giá trị sử dụng

  • Đơn vị bán hàng và mua hàng bị xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn bất hợp pháp
  • Đơn vị mua không được kê khai khấu trừ thuế GTGT và tính chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN
  • Đơn vị bán hàng và đơn vị mua hàng phải lập biên bản thu hồi các hóa đơn đã lập sai quy định. 

Sau khi Quyết định hết hiệu lực thì đơn vị thuế hướng dẫn đơn vị xuất hóa đơn, kê khai thuế theo hướng dẫn.

…”

Trên đây là các nội dung trả lời của chúng tôi về Hướng dẫn xử lý khi hóa đơn bị thu hồi do cưỡng chế và đã được khắc phục. Trong quá trình nghiên cứu, nếu như các bạn cần Công ty Luật LVN Group hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được trả lời.

 

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com