Kết cấu hạ tầng Kinh tế Xã hội là gì? (Cập nhật năm 2023) - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - ACC - Kết cấu hạ tầng Kinh tế Xã hội là gì? (Cập nhật năm 2023)

Kết cấu hạ tầng Kinh tế Xã hội là gì? (Cập nhật năm 2023)

1. Kết cấu hạ tầng là gì?

  • Kết cấu hạ tầng là tổng hợp các công trình vật chất kỹ thuật có chức năng phục vụ trực tiếp cho sản xuất và đời sống của nhân dân, được bố trí trên một phạm vi lãnh thổ nhất định, được lích lũy từ các khoản đầu tư của đơn vị nhà nước trung ương và địa phương.

Khái niệm này cũng bao gồm cả những tài sản vô hình như vố nhân lực tức các khoản đầu tư vào việc đào tạo lực lượng lao động.

  • Vì vậy, các công trình, kết cấu vật chất kỹ thuật ở đây rất đa dạng như: các công trình giao thông vận tải đường xá, cầu cống, sân bay… các công trình của ngành bưu chính – viễn thông hệ thống đường cáp quang, các trạm, vệ tinh… hay các công trình của ngành điện đường dây, nhà máy phát điện….
  • Các công trình này có vị trí hết sức cần thiết, phục vụ trực tiếp và gián tiếp cho các hoạt động của xã hội như:
    1. Hoạt động sản xuất: đây là quá trình sử dụng các nguồn lao động để tạo ra của cải vật chất và giá trị mới.
    2. Hoạt động tiêu dùng: đây là quá trình sử dụng của cải vật chất và giá trị sử dụng đã đợc tạo ra, nhằm đáp ứng yêu cầu tái sản xuất ra sức lao động, thoả mãn các nhu cầu vật chất và văn hoá ngày càng tăng của con người.
  • Kết cấu hạ tầng đóng vai trò cần thiết trong việc đạt được tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao và nâng cao mức sống chung của một nước, là nền tảng của sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội.
  • Tham khảo thêm tại Kết cấu hạ tầng.

2. Kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội là gì?

  • Là tổng hợp những phương tiện và thiết chế chuyên dùng trong hoạt động kinh tế, hoạt động xã hội, văn hóa; làm nền tảng cho sự phát triển kinh tế và xã hội
  • Đó là tổng hợp những điều kiện cơ sở vật chất; kỹ thuật; kiến trúc thông tin; dịch vụ đóng vai trò nền tảng cho để các hoạt động kinh tế xã hội được thực hiện một cách bình thường và có hiệu quả.

3. Phân loại kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội

Căn cứ các tiêu chí sau đây để phân loại kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội

3.1 Căn cứ vào lĩnh vực phục vụ

  1. Kết cấu hạ tầng phục vụ kinh tế.
  2. Kết cấu hạ tầng phục vụ các hoạt động xã hội.
  3. Kết cấu hạ tầng phục vụ an ninh quốc phòng.

3.2 Căn cứ vào tiêu thức ngành kinh tế quốc dân có thể có

Kết cấu hạ tầng của các ngành như nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, bưu chính – viễn thông, ngân hàng, giáo dục, y tế, tài chính …

3.3 Căn cứ vào khu vực lãnh thổ

  1. Kết cấu hạ tầng của các ngành, các lĩnh vực ở mỗi khu vực cần phải liên kết với nhau tạo thành một thể thống nhất, phối hợp hoạt động một cách có hiệu quả để thực hiện mục tiêu phát triển hoạt động kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng ở từng địa phương, từng khu vực cụ thể.
  2. Mỗi khu vực, mỗi vùng có một đặc trưng riêng biệt khác nhau, từ đó đòi hỏi Kết cấu hạ tầng phải phù hợp với đặc điểm từng địa phương, phối hợp chặt chẽ với nhau để thực hiện mục tiêu cùng nhau phát triển.

4. Vai trò của kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội

  • Là tổng thể các điều kiện vật chất, kỹ thuật, kiến trúc; đóng vai trò nền tảng cơ bản cho việc thực hiện các hoạt động kinh tế – xã hội một cách bình thường và có hiệu quả.
  • Là khung vật chất của sự tồn tại của xã hội; duy trì sự tồn tại của nền sản xuất, của các hoạt động xã hội bình thường.
  • Mở đường cho sự phát triển của những hoạt động kinh tế – xã hội mới phát sinh. Ở nước ta, việc đầu tư và phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội là hết sức cần thiết như hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện tử viễn thông, cơ sở giáo dục, cơ sở y tế, cơ sở bảo vệ môi trường, dịch vụ tài chính … bởi đây là nhân tố cần thiết thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư đối với một khu vực, một địa phương cụ thể.

5. Những yếu tố liên quan đến sự phát triển của kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội

5.1 Nếu xem hạ tầng là lĩnh vực đi đầu thì chiến lược đầu tư phát triển hạ tầng có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của hạ tầng kinh tế – xã hội.

Nếu có chiến lược phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội đúng đắn và có hiệu quả thì sẽ làm nền tảng cho tiến trình phát triển chung, từ đó thúc đẩy quá trình chuyển đổi về phương thức sản xuất, hình thành các lực lượng sản xuất mới tiến bộ, làm thay đổi điều kiện vật chất trong hoạt động kinh tế – xã hội.

5.2 Hạ tầng kinh tế – xã hội có tính hệ thống cao.

Tính hệ thống này liên quan đến toàn bộ sự phát triển một cách đồng bộ, tổng thể kinh tế – xã hội. Bên cạnh đó, kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội còn đỏi hỏi tính hợp lý.

Các kết cấu hạ tầng là những công trình xây dựng lớn, phục vụ nhiều lợi ích sinh hoạt chung và chiếm phần không gian khá lớn trong một khu vực, chính vì vậy chúng ta phải chú ý đến công năng của nó, cũng như các khía cạnh về văn hóa, xã hội xem nó có làm suy yếu hay gây trở ngại gì không.

5.3 Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hạ tầng kinh tế – xã hội cũng được xem là một lĩnh vực đầu tư kinh doanh.

Tham khảo thêm tại Thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng công trình hạ tầng.

5.4 Tính hiệu quả của các công trình xây dụng trong lĩnh vực hạ tầng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó cần thiết nhất là yếu tố đầu tư giới hạn – là đầu tư đưa công trình xây dựng hạ tầng nhanh tới chỗ hoàn bị.

5.5 Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội không chỉ là vấn đề kinh tế – kỹ thuật đơn thuần, mà đây còn là vấn đề xã hội cần thiết trọng sự phát triển.

5.6 Những giới hạn của sự phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội: mức thu nhập thực chất do phần thặng dư do kinh tế tạo ra.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com