Tìm hiểu rõ cấu thành tội phạm ý nghĩa lớn trong định tội cho tội phạm xảy ra và để phân biệt các loại tội phạm với nhau. Vậy khái niệm cấu thành tội phạm trong pháp luật quốc tế là gì?
Khái niệm cấu thành tội phạm trong pháp luật hình sự quốc tế
Cấu thành tội phạm là gì?
Tội phạm theo như quy định của Bộ luật hình sự hiện hành có giải thích đó là hành vi nguy hiểm cho xã hội do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm đến những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ và được quy định trong Bộ luật hình sự. Những hành vi có dấu hiệu tội phạm nhưng mức độ ảnh hưởng xã hội không đáng kể thì không được coi là tội phạm.
Cấu thành tội phạm là tổng thể các dấu hiệu pháp lý đặc trưng (khách quan và chủ quan) được quy định trong Pháp luật Hình sự quốc tế thể hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội cụ thể là tội phạm, tức là căn cứ vào các dấu hiệu đó một hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm.
>> Xem thêm: Các yếu tố cấu thành tội phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (lvngroup.vn)
Đặc điểm cơ bản của cấu thành tội phạm đó là:
+ Cấu thành tội phạm phải có các dấu hiệu pháp lý khách quan và chủ quan có tính chất bắt buộc; các dấu hiệu này phải phản ánh đúng bản chất của tội phạm để có thể phân biệt tội phạm này với tội phạm khác. Ngoài các dấu hiêu bắt buộc thì cấu thành tội phạm còn có dấu hiệu riêng để phản ánh bản chất riêng của tội phạm cụ thể.
+ Các dấu hiệu pháp lý của cấu thành tội phạm
+ Phải tổng hợp trọn vẹn các dấu hiệu pháp lý của cấu thành tội phạm mới khẳng định hành vi nguy hiểm cho xã hội bị pháp luật cấm.
Cấu thành tội phạm tiếng Anh là: Constitute a crime
Những yếu tố cấu thành tội phạm:
2.1 Actus Reus (khách quan của tội phạm)
“Actus reus” là một cụm từ tiếng La tinh có nghĩa là hành động phạm tội mà bị cáo phạm phải dẫn đến việc khởi tố theo pháp luật. Actus reus là yếu tố vật chất của tội phạm. Yếu tố này có thể là việc phạm phải một hành động bị cấm (chang hạn, sự đe doạ và hành hung), hoặc có thể là không thực hiện hành động được yêu cầu (chẳng hạn, một người từ chối không dừng lại và giúp đỡ nạn nhân tai nạn xe máy).
2.2 Mens Rea (chủ quan của tội phạm)
“Mens rea” (một thuật ngữ Latinh) chỉ yếu tố tinh thần căn bản của tội phạm. Hệ thống pháp luật Mỹ luôn có sự phân biệt giữa sự phương hại bị gây ra một cách có chủ ý và sự phương hại bị gây ra do sơ suất hay ngẫu nhiên. Do đó, nếu một người lấy đi cuộc sống của một người khác thì bang không phải lúc nào cũng coi đó là tội giết người. Nếu việc giết người do một cá nhân lành mạnh thực hiện với dã tâm có suy tính trước thì đó có thể được coi là “giết người ở mức độ cấp một”. Nhưng nếu việc giết người xảy ra do hăng máu cãi lộn ở cửa hàng rượu thì có thể được gọi là “giết người ở mức độ cấp hai” và chịu hình phạt thấp hơn. Việc lái xe cấu thả trên đường cao tốc gây ra cái chết của người khác sẽ được coi là “giết người do khinh suất” – một sự sai trái, chắc chắn là như vậy, nhưng không nghiêm trọng bằng tội giết người có chủ ý trong con mắt của bang.
>> Xem thêm: Cấu thành vật chất và cấu thành cách thức trong khoa học luật hình sự (lvngroup.vn)
2.3 Thiệt hại hay hậu quả
Một tội phạm bao gồm một tổn hại hay sai trái cụ thế mà người này phạm phải đối với người khác. Tội phạm có thể làm phương hại toàn thể xã hội như bán những bí mật quân sự cho một chính quyền nước ngoài, hoặc sự tổn hại có thể giáng xuống một người và, do bản chất của nó, bị coi là xâm phạm toàn bộ xã hội. Bản chất của tổn hại, giống như chủ quan cúa tội phạm (mens rea)j thường xác định bản chất của tội phạm. Ví dụ, hai tài xế cắt mặt nhau trên đường. Cuối cùng cả hai đều dừng xe và nhảy ra ngoài đánh nhau. Giả sử một trong số họ đánh người kia trọng thương đến chết. Tội phạm có thể là giết người (ở cấp độ nào đó). Nếu người bị đánh không chết nhưng bị chấn thương cơ thế nặng thì tội phạm là hành hung nghiêm trọng (aggravated assault). Nếu sự tổn hại là nhỏ thì có thể buộc tội là hành hung không nghiêm trọng (simple assault). Do bản chất của sự tổn hại thường xác định sự vi phạm nên bản chất của sự tổn hại thường được khẳng định là yếu tố pháp lý then chốt của tội phạm.
Một số hành động có thể là tội phạm ngay cả khi trên thực tiễn không có sự tổn hại nào. Hầu hết tội phạm có âm mưu hình sự đều rơi vào loại này. Chẳng hạn, nếu một vài người lập kế hoạch ám sát một thẩm phán hay hối lộ những thành viên bồi thấm đoàn đế cố gắng làm cho kẻ phạm tội không bị kết án thì tội phạm sẽ là âm mưu cản trở việc xét xử. Đây cũng có thể là tội phạm ngay cả khi thẩm phán không hề bị phương hại và các thành viên bồi thẳm đoàn không nhận được đồng nào. Tất cả những điều được yêu cầu ở đây là tội phạm phải được lập kế hoạch và có chủ đích, và một số hành động cụ thể, công khai phải do một trong những kẻ chủ mưu thực hiện để thúc đẩy kế hoạch của chúng (như việc mua vũ khí hay sở hữu bản đồ con đường mà thẩm phán đi từ nhà đến phòng xử án).
2.4 Quan hệ nhân quả giữa hành động và tổn hại
Trước khi có thể kết án một tội phạm hình sự, bang phải chứng tỏ rằng bị cáo, khi hành động theo chuỗi tự nhiên và liên tục, đã tạo ra tình huống gây phương hại. Thông thường, việc chúng minh mối quan hệ nhân quả không phải là khó khăn. Nếu “Bill” đâm “John” bằng một con dao và gây thương tích nhẹ thì rõ ràng là Bill đã phạm tội hành hung bằng vũ khí có thể gây chết người. Nhưng nếu John không được chăm sóc thuốc men trọn vẹn cho vết thương khiến vết thương bị nhiễm trùng và làm anh ta chết thì chuyện gì sẽ xảy ra? Hoặc nếu sau khi bị đâm, John lỡ va vào một người thứ ba khác và khiến cô ta bị thương thì sao? Liệu Bill có bị buộc tội vì điều đó không?
Giải pháp cho những câu hỏi như vậy thường rất khó đối với các thẩm phán và bồi thẩm đoàn. Luật pháp yêu cầu phải tính đến mọi tình huống. BỊ cáo chỉ bị kết tội khi bang có thể chứng tỏ rằng hành động của bị cáo là nguyên nhân trực tiếp, tức
thì hay quyết định đến sự phương hại của nạn nhân.
Giải đáp có liên quan
Quyết định hình phạt được hiểu thế nào?
Quyết định hình phạt là lời công bố chính thức của toà án về việc xét xử phán đặt ra thì nó vẫn phụ thuộc vào những luật tạm tha của chính quyền liên bang và của các bang. Do vậy các ủy ban về tạm tha (và đôi khi là tống thống và các thống đốc, những người có quyền đưa ra lệnh tha hay những bản án giảm nhẹ) có tiếng nói cuối cùng về việc một người thực tiễn phải ngồi tù bao lâu.
Cấu thành tội phạm tiếng Anh là gì?
Cấu thành tội phạm tiếng Anh là: Constitute a crime
Tội phạm tiếng Anh là gì?
Tội phạm tiếng Anh là: crime
Trên đây là thông tin: Khái niệm cấu thành tội phạm trong pháp luật hình sự quốc tế được gửi tới đến bạn đọc. Trong quá trình nghiên cứu nếu như còn bất kỳ câu hỏi nào, bạn đọc vui lòng liên hệ LVN Group để được tư vấn cụ thể.
Website: https://lvngroup.vn