Khái niệm mua bán hàng hóa qua sở giao dịch - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - ACC - Khái niệm mua bán hàng hóa qua sở giao dịch

Khái niệm mua bán hàng hóa qua sở giao dịch

Hợp đồng thương mại là sự thỏa thuận giữa các thương nhân trong việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ trong hoạt động thương mại. Hợp đồng thương mại được điều chỉnh bởi Luật Thương Mại 2005 và Bộ Luật Dân sự. Mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa là một phương thức mua bán đặc biệt, mới được quy định trong Luật Thương mại năm 2005. Vậy cụ thể hơn Khái niệm mua bán hàng hóa qua sở giao dịch được hiểu thế nào? Mời bạn đọc cùng cân nhắc nội dung trình bày bên dưới để bết thêm thông tin chi tiết.

1. MUA BÁN HÀNG HÓA TƯƠNG LAI

Mua bán hàng hóa tương lai là các giao dịch mua bán hàng hoá mà người bán sẽ sản xuất hoặc mua hàng hoá sau khi quan hệ mua bán đã được thiết lập, theo đó hàng hóa được mua bán theo các hợp đồng mua bán hàng hoá tương lai.

Sự ra đời hoạt động mua bán hàng hoá tương lai là một tất yếu khách quan trong quá trình phát triển kinh tế thị trường. Ngày nay, hoạt động mua bán hàng hoá thông qua hợp đồng mua bán hàng hoá tương lại đã rất sôi động, trở thành một phần không nhỏ của hoạt động thương mại. Các trung tâm tài chính lớn trên thế giới – nơi diễn ra các giao dịch mua bán hàng hoá tương lai, điển hình như Chicago, New York, Hong Kong, London, Paris, Singapore… Diễn biến trên thị thường hàng hoá tương lai là kết quả của sự phản ánh đồng thời có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động thương mại toàn cầu.

Hoạt động mua bán hàng hoá tương lai mang tính chất đầu cơ (đấu cơ giá cả hàng hoá) nhằm mục đích sinh lợi. Cơ sở của việc mua bán là sự chênh lệch giá cả giữa các hợp đồng mua bán giao sau và hợp đồng giao ngay. Thực chất của việc mua bán giao sau có tính chất như nghiệp vụ tự bảo hiểm rủi ro, là hoạt động đầu cơ để tránh các rủi ro trong kinh doanh. Hoạt động mua bán hàng hoá tương lai phản ánh sâu sắc sự biến động của quan hệ cung cầu hàng hoá, phản ánh sự thay đổi giá cả trên thị trường. Hoạt động này có ý nghĩa qua trọng góp phần ổn định giá cả thị trường, giúp cho các nhà sản xuất kinh doanh có thêm cơ hội lựa chọn khi ra các quyết định đầu tư.

2. KHÁI NIỆM MUA BÁN HÀNG HOÁ QUA SỞ GIAO DỊCH HÀNG HOÁ

Tại Việt Nam, lần đầu tiên khái niệm mua bán hàng hóa tương lai được đề cập trong Luật thương mại năm 2005, với tên gọi là mua bán bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hóa. Mua bán hàng hoá qua sở giao dịch hàng hoá được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 63 Luật Thương mại 2005 như sau:

Điều 63. Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa

1. Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó các bên thỏa thuận thực hiện việc mua bán một lượng nhất định của một loại hàng hóa nhất định qua Sở giao dịch hàng hoá theo những tiêu chuẩn của Sở giao dịch hàng hoá với giá được thỏa thuận tại thời gian giao kết hợp đồng và thời gian giao hàng được xác định tại một thời gian trong tương lai.”

Từ quy định này cho thấy, hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hóa theo hướng dẫn của Luật thương mại là một bộ phận của hoạt động mua bán hàng hoá tương lai. Tuy nhiên, so với hoạt động mua bán thông thường, hoạt đông mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa có những nét đặc thù riêng.

3. ĐẶC ĐIỂM CỦA MUA BÁN HÀNG HÓA QUA SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA

Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch là một hoạt động thương mại đặc thù, có các đặc điểm nổi bật như sau:

Tên gọi của hợp đồng

Mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn. Hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyển chọn là tên gọi của hợp đồng mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa.

Chủ thể mua bán hàng hóa

+ Nhân viên giao dịch: là thành viên tham gia hoạt động mua bán hàng hóa kỳ hạn, quyền chọn với mục đích đầu cơ hoặc với mục đích tự bảo hiểm rủi ro cho mình (nhà kinh doanh, nhà sản xuất lớn).

+ Thành viên kinh doanh/nhà môi giới: là thành viên kinh doanh của Sở giao dịch hàng hóa hoặc uỷ quyền cho công ty môi giới thực hiện giao dịch để kiếm phí hoa hồng của người mua hay bán các hợp đồng ký hạn hoặc quyền chọn.

+ Khách hàng là tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của Sở Giao dịch hàng hóa, thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa thông qua việc uỷ thác cho thành viên kinh doanh của Sở Giao dịch hàng hóa.

Hình thức mua bán hàng hóa

Hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch được thực hiện thông qua hai hợp đồng: Hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn.

+ Hợp đồng kỳ hạn: là thoả thuận, theo đó bên bán cam kết giao và bên mua cam kết nhận hàng hoá tại một thời gian trong tương lai theo hợp đồng.

+ Hợp đồng quyền chọn (quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán): là thoả thuận, theo đó bên mua quyền có quyền được mua hoặc được bán một hàng hoá xác định với mức giá định trước (gọi là giá giao kết) và phải trả một khoản tiền nhất định để mua quyền này (gọi là tiền mua quyền). Bên mua quyền có quyền chọn thực hiện hoặc không thực hiện việc mua hoặc bán hàng hoá đó.

Trên đây làKhái niệm mua bán hàng hóa qua sở giao dịch được gửi tới đến bạn đọc. Trong quá trình nghiên cứu nếu như còn bất kỳ câu hỏi nào, bạn đọc vui lòng liên hệ LVN Group để được tư vấn cụ thể.

Website: https://lvngroup.vn

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com