Khấu hao tài sản cố định là gì? - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - ACC - Khấu hao tài sản cố định là gì?

Khấu hao tài sản cố định là gì?

Tài sản là một trong những sản phẩm được tạo ra trong quá trình hoạt động, lao động và công tác của con người. Vì vậy, các vấn đề liên quan đến tài sản thường thu hút được nhiều sự quan tâm của mọi người. Vậy khấu hao tài sản cố định là gì và được pháp luật điều chỉnh thế nào? Mời quý bạn đọc cùng cân nhắc nội dung trình bày dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

 

khấu hao tài sản cố định

1. Khẩu hao tài sản cố định là gì?

Căn cứ theo hướng dẫn tại khoản 9 Điều 2 Thông tư 45/2013/TT-BTC, Khấu hao tài sản cố định được hiểu là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của tài sản cố định vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian trích khấu hao của tài sản cố định.

Thời gian trích khấu hao tài sản cố định là thời gian cần thiết mà doanh nghiệp thực hiện việc trích khấu hao tài sản cố định để thu hồi vốn đầu tư tài sản cố định.

Theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 45/2013/TT-BTC thì Các khoản chi phí khấu hao tài sản cố định được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện theo hướng dẫn tại các văn bản pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.

2. Khung trích khấu hao tài sản cố định

Khung trích khấu hao tài sản cố định được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/ 04/2013 của Bộ Tài chính. Căn cứ, khung trích khấu hao tài sản cố định được quy định như sau:

3. Loại tài sản không phải trích khấu hao tài sản cố định

Căn cứu theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 45/2013/TT-BTC, được bổ sung bởi Khoản 4 Điều 1 Thông tư 147/2016/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 28/11/2016 thì tất cả tài sản cố định hiện có của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao, trừ những tài sản cố định sau đây:

– Tài sản cố định đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

– Tài sản cố định khấu hao chưa hết bị mất.

– Tài sản cố định khác do doanh nghiệp quản lý mà không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ Tài sản cố định thuê tài chính).

– Tài sản cố định không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp.

– Tài sản cố định sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ người lao động của doanh nghiệp (trừ các Tài sản cố định phục vụ cho người lao động công tác tại doanh nghiệp như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, bể chứa nước sạch, nhà để xe, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, xe đưa đón người lao động, cơ sở đào tạo, dạy nghề, nhà ở cho người lao động do doanh nghiệp đầu tư xây dựng).

– Tài sản cố định từ nguồn viện trợ không hoàn lại sau khi được đơn vị có thẩm quyền bàn giao cho doanh nghiệp để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học.

– Tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất lâu dài có thu tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất lâu dài hợp pháp.

– Các tài sản cố định loại 6 được quy định tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư 45/2013/TT-BTC không phải trích khấu hao, chỉ mở sổ chi tiết theo dõi giá trị hao mòn hàng năm của từng tài sản và không được ghi giảm nguồn vốn hình thành tài sản.

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về vấn đề khấu hao tài sản cố định, cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình nghiên cứu nếu như quý bạn đọc còn câu hỏi và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của LVN Group về khấu hao tài sản cố định vui lòng liên hệ với chúng tôi bằng cách để lại bình luận hoặc liên hệ qua các thông tin dưới đây để được tư vấn và trả lời một cách cụ thể nhất.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com