Khi nào dùng kiểm thử phần mềm để đạt được hiệu quả? - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - ACC - Khi nào dùng kiểm thử phần mềm để đạt được hiệu quả?

Khi nào dùng kiểm thử phần mềm để đạt được hiệu quả?

Kiểm thử phần mềm là gì? Khi nào dùng kiểm thử phần mềm? Hãy cùng theo dõi nội dung trình bày dưới đây để tìm câu trả lời cho câu hỏi khi nào dùng kiểm thử phần mềm.

khi nào dùng kiểm thử phần mềm

1. Kiểm thử phần mềm tự động là gì?

Là quá trình kiểm tra hệ thống với dữ liệu đầu vào và đầu ra đã được xác định 1 cách tự động.

2. Ưu điểm của kiểm thử phần mềm tự động

Tính hiệu quả trong công việc

Ưu điểm lớn nhất của kiểm thử tự động là thay thế con người lặp đi lặp lại đúng quy tắccác bước kiểm thử nhàm chán, không biết mệt mỏi, không cần xin phép đột suất khi cần, không làm những việc ảnh hưởng đến quá trình test => tránh được hao phí về mặt thời gian.

Độ tin cậy

Với những script chuyên nghiệp, một khi đã Execute thành công và nhận về kết quả thì chúng ta có thể yên tâm nó chạy đúng với những gì đã yêu cầu. Dù lặp đi lặp lại nhiều lần vẫn cho ra kết quả giống nhau do vậy độ ổn định cao, tránh được rủi ro có thể phát sinh. Mặt khác, kiểm thử tự động còn giúp tái hiện bug một cách hiệu quả, những bug thỉnh thoảng mới xảy ra hay xảy ra một cách ngẫu nhiên sẽ được repdure một cách dễ dàng nhờ việc lưu lại các bước một cách tự động.

Cải thiện chất lượng

Kiểm thử tự động làm giảm rủi ro về mặt chất lượng sản phẩm, việc kiểm thử được thực hiện một cách nhanh chóng, không gây mệt mỏi, tránh trường hợp chủ quan cho những trường hợp test hồi quy, retest, test toàn bộ hệ thống. Có thể tái sử dụng các trường hợp kiểm thử.

Tốc độ xử lý cực nhanh

Nếu bạn mất 5 phút để kiểm thử thủ công thì chỉ cần mất 30s nếu sử dụng kiểm thử tự động, công việc của bạn là “Run” và ngồi chờ kết quả, nó giúp bạn chạy liên tiếp được nhiều case.

Chi phí thấp

Việc rút ngắn thời gian và tiết kiệm nhân lực giúp cho việc kiểm thử tự động trở nên hiệu quả. Hỗ trợ export ra nhiều ngôn ngữ phổ biến như Ruby, Java, Python…

3. Nhược điểm của kiểm thử phần mềm tự động 

– Ban đầu thì chi phí cho kiểm thử tự động sẽ cao hơn kiểm thử thủ công.

– Để kiểm thử tự động thực hiện được thì vẫn cần con người phải bỏ thời gian, công sức và tiền bạc,…

– Mất chi phí cho các công cụ tự động hóa như bản quyền, bảo trì, nghiên cứu, training.

– Khó mở rộng hơn nhiều so với kiểm thử thủ công.

– Yêu cầu những người có trình độ chuyên môn cao mới thực hiện được.

– Số lượng công việc phải làm để mở rộng cho kiểm thử tự động sẽ nhiều và khó hơn so với kiểm thử thủ công. Để kiểm thử thủ công chỉ cần mở, gõ,… rất đơn giản. Nhưng kiểm thử tự động cập nhật, chỉnh sửa yêu cầu rất nhiều công việc như debug, thay dữ liệu đầu vào, cập nhật lại code mới.

4. Nên sử dụng kiểm thử thủ công và thử nghiệm tự động khi nào?


Tóm lại, kiểm thử thủ công là phù hợp nhất với các khu vực / kịch bản sau đây:

• Kiểm thử thăm dò: Sử dụng khi cần dùng kiến thức, kinh nghiệm, phân tích / logic kỹ năng, sáng tạo và trực giác. (explode testing). Kiểm thử này được dùng khi có ít tài liệu đặc tả, hoặc một thời gian ngắn để thực hiện.

• Usability Testing: Sử dụng khi cần để đo độ thân thiện, hiệu quả, thuận tiện của phần mềm hoặc sản phẩm cho người dùng cuối. Khi cần sự quan sát con người.

• Kiểm thử Ad-hoc: Dùng khi trong kịch bản đặc tả không có phương pháp cụ thể. Nó là một phương pháp hoàn toàn không có kế hoạch kiểm thử. Cần có sự hiểu biết và cái nhìn sâu sắc của con người là yếu tố cần thiết duy nhất.


Kiểm thử tự động là lựa chọn ưa thích trong các lĩnh vực / kịch bản sau đây:

• Kiểm thử hồi quy: Kiểm thử tự động rất hiệu quả khi áp dụng cho giai đoạn re-test và test hồi quy. Hoặc cần chạy một số lượng testcases trong một thời gian ngắn.

• Kiểm thử tải trọng: Khi muốn thực hiện kiểm thử hiệu năng hoặc load test thì kiểm thử tự động gần như là biện pháp duy nhất.

• Thực hiện lặp đi lặp lại: Khi chúng ta chạy test mỗi ngày cần phải add Data hoặc chạy sẵn các bước nền để test các khâu trọng tâm. Khi chạy full flow mà chỉ test một phần nhỏ trong đó thì các bước đã chạy qua rồi sẽ lặp đi lặp lại thì khi đó Automation sẽ thấy tác dụng rõ nhất.

• Thử nghiệm tính năng: Tương tự như vậy, thử nghiệm mà đòi hỏi sự mô phỏng của hàng ngàn người dùng đồng thời đòi hỏi tự động hóa. Kiểm tra sự kết hợp giữa nhiều giá trị đầu vào ở một bước nào đó. Kiểm tra nhiều màn hình của dữ liệu đầu vào.

5. Vậy kiểm thử phần mềm bắt đầu khi nào?

Việc kiểm thử – test sớm sẽ giúp giảm chi phí và thời gian để xây dựng lại và sửa lỗi để bàn giao sản phẩm phần mềm. Tuy nhiên trong một vòng đời của phần mêm, việc kiểm thử – test nên được bắt đầu từ khi có những yêu cầu từ phía khách hàng và được kéo dài đến cho đến khi triển khai phầm mềm. Thời điểm bắt đầu kiểm thử còn phụ thuộc vào mô hình phát triển phần mềm đang được sử dụng. Ví dụ như: trong mô hình thách nước – waterfall model, kiểm thử – test chính thức được thực hiện ở giai đoạn kiểm thử – testing phase. Nhưng ở trong mô hình gia tăng – incremental model, kiểm thử được thực hiện ở cuối mỗi chu kỳ con và kiểm thử cho toàn bộ sản phẩm được thực hiện ở giai đoạn cuối khi hoàn thiện sản phẩm.

Việc kiểm thử – test được thể hiện theo nhiều dạng công việc khác nhau ở các giai đoạn khác trong suốt vòng đời phát triển phần mềm:

Trong quá trình tập hơp yêu cầu – requirement gathering phase, phân tích và xác minh yêu cầu cũng được coi là kiểm thử – test requirement. Trong giai đoạn thiết kế – design phase, kiểm tra lại thiết kế với mục đích cải thiện thiết kế cũng được tính là kiểm thử. Trong giai đoạn phát triển phần mềm – Implement phase, kiểm thử được thực hiện bởi lập trình viên – unit testing cũng được tính là kiểm thử. Tóm lại: Việc kiểm thử phần mềm được thực hiện càng sớm càng tốt, và thực hiện xuyên suốt quá trình phát triển phần mềm

Hy vọng nội dung trình bày trên đã trả lời được câu hỏi khi nào dùng kiểm thử phần mềm. Nếu có những câu hỏi về việc khi nào dùng kiểm thử phần mềm hãy liên hệ Công ty Luật LVN Group để được tư vấn và hỗ trợ về vấn đề này bạn !.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com