Khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai đề án cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - ACC - Khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai đề án cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử

Khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai đề án cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử

Bên cạnh những kết quả đạt được trong quá trình triển khai Đề án cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử như gửi tới dịch vụ công thiết yếu trong lĩnh vực hộ tịch; việc kiểm tra, rà soát, đối chiếu, cập nhật dữ liệu hộ tịch và việc số hoá dữ liệu hộ tịch, phục vụ kết nối, chia sẻ với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư,.. thì vẫn còn những Khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai đề án cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.

1. Những khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai đề án cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử

Thứ nhất, ngoại trừ Hệ thống thông tin quản lý hộ tịch của Bộ Tư pháp đã được kết nối liên thông với Hệ thống quản lý và trả kết quả giải quyết TTHC của BHXH Việt Nam đối với trường hợp cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi và được triển khai thống nhất từ Trung ương đến cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Các hệ thống còn lại đều hoạt động độc lập, không có sự kết nối, chia sẻ để có thể khai thác, tận dụng dữ liệu hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC của nhau vì vậy gây khó khăn cho cán bộ thực hiện TTHC.

Thứ hai, việc cấp số định danh cho trẻ khi đăng ký khai sinh đôi khi còn chậm, lỗi,… dẫn đến việc không hoàn thành được dữ liệu đăng ký trên Hệ thống thông tin quản lý hộ tịch dùng chung của Bộ Tư pháp để chuyển dữ liệu điện tử sang Phần mềm Bảo hiểm y tế. Để đảm bảo quyền lợi của người dân, công chức thực hiện phải xử lý hồ sơ giấy.

Thứ ba, khi thực hiện đăng ký dịch vụ công trực tuyến, một số công dân gặp trở ngại do chưa được đăng ký tài khoản và không có ví điện tử.

Thứ tư, khoản 4 Điều 2 của Luật Cư trú năm 2020 quy định: “Cơ quan đăng ký thường trú là Công an xã, phường, thị trấn; Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã”. Tuy nhiên, Thông tư liên tịch số 05/2015/TTLT-BTP-BCA-BYT ngày 15/5/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Công an và Bộ trưởng Bộ Y tế về việc hướng dẫn thực hiện liên thông các TTHC về đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 06 tuổi (Thông tư liên tịch số 05) hiện nay vẫn còn hiệu lực. Do đó, vẫn còn chồng chéo về quy định, ảnh hưởng đến quy trình thực hiện liên thông các TTHC: đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi.

2. Giải pháp

Để nâng cao hiệu quả trong việc chuyển đổi số trong lĩnh vực hộ tịch trong thời gian tới, cần triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp: Sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Thông tư liên tịch số 05, đảm bảo triển khai thống nhất việc thực hiện liên thông đăng ký thường trú, xóa thường trú theo hướng dẫn của Luật Cư trú năm 2020; cần có phương án nâng cấp, hoàn thiện Hệ thống công nghệ thông tin tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính cũng như Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử dùng chung phục vụ công tác tiếp nhận và giải quyết hồ TTHC trong lĩnh vực hộ tịch, đảm bảo chính xác và kịp thời cho công dân. Đồng thời, cần kết nối đồng bộ các hệ thống để khai thác, tận dụng dữ liệu hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC và hướng dẫn để người dân đăng ký dịch vụ công trực tuyến một cách thuận lợi, dễ dàng.

Trên đây là toàn bộ nội dung về Khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai đề án cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử do Luật LVN Group gửi tới. Trong quá trình nghiên cứu, nếu quý bạn đọc còn có câu hỏi, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website hoặc Hotline để được hỗ trợ trả lời.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com