Kiểm định hệ thống lạnh theo TT 36/2019/TT-BLĐTBXH

Quy trình quản lý và đảm bảo chất lượng hệ thống là một quy trình cần thiết và không thể thiếu trước khi đưa hệ thống vào vận hành. Vậy quy trình kiểm định hệ thống lạnh thế nào? Sau đây, Luật LVN Group sẽ giúp quý bạn đọc phân tích và nghiên cứu rõ hơn.

1. Kiểm định là gì?

Quý bạn đọc tham khảo về khái niệm kiểm định tại đây.

2. Hệ thống lạnh là gì?

Hệ thống lạnh là tổ hợp các bộ phận chứa môi chất làm lạnh được nối với nhau tạo thành vòng tuần hoàn lạnh kín trong đó môi chất làm lạnh được lưu thông để hấp thụ và thải nhiệt..
Nó truyền nhiệt từ nơi có nhiệt độ thấp (nguồn nhiệt) đến nơi có nhiệt độ cao (nơi thoát nhiệt),tạo một môi trường có nhiệt độ thấp để phục vụ cho sinh hoạt hay một hoạt động công nghiệp nào đó.
Hệ thống này hấp thu nhiệt độ của môi trường cần làm lạnh có nhiệt độ thấp và tải nhiệt độ đó ra môi trường khác có nhiệt độ cao hơn.
Kiểm định hệ thống lạnh

3. Kiểm định hệ thống lạnh là gì?

Theo Thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Bộ lao động thương binh và xã hội, Kiểm định hệ thống lạnh là kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống lạnh theo một quy trình kiểm định nhằm đánh giá và xác nhận sự phù hợp tình trạng kỹ thuật an toàn của hệ thống lạnh được quy định theo quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng.

3.1. Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu

Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của hệ thống lạnh theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng lần đầu.

3.2. Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ

Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của hệ thống lạnh theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi hết thời hạn của lần kiểm định trước.

3.3. Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường

Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của hệ thống lạnh theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi:
  • Khi sử dụng lại các hệ thống đã nghỉ hoạt động từ 12 tháng trở lên
  • Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của hệ thống
  • Sau khi thay đổi vị trí lắp đặt
  • Khi có yêu cầu của cơ sở hoặc đơn vị có thẩm quyền.

4. Quy trình kiểm định hệ thống lạnh

Khi kiểm định an toàn hệ thống lạnh. Kiểm định viên phải thực hiện lần lượt theo các bước sau:

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật

  • Kiểm tra hồ sơ xuất xưởng, nhật ký vận hành và bảo trì.
  • Kiểm tra hồ sơ kiểm định lần trước

Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật bên trong, bên ngoài

Kiểm tra bằng mắt:
  • Xem xét các khuyết tật ăn mòn trên bề mặt kim loại. Các biến dạng hình học.
  • Xem xét lớp bọc bảo ôn, cách nhiệt
  • Kiểm tra cầu thang, sàn thao tác, điều kiện môi trường vận hành
Kiểm tra không phá hủy:
  • Sử dụng các phương pháp siêu âm, chụp phim, thẩm thấu, bột từ để kiểm tra các khuyết tật ăn mòn trên kim loại cơ bản, đường ống và các mối hàn.

Bước 3: Thử nghiệm

  • Thử bền: Các thiết bị áp lực, đường ống được cô lập để thử nghiệm ở áp suất quy định.
  • Thử kín: Kiểm tra rò rỉ ở áp suất công tác cho phép trong thời gian tối thiểu là 24 giờ.

Bước 4: Kiểm định các cơ cầu an toàn, bảo vệ, thiết bị đo lường

  • Van an toàn, áp kế
  • Thiết bị đo mức
  • Rơ le nhiệt độ, áp suất
  • Hệ thống nối đất, cách điện vỏ thiết bị

Bước 5: Kiểm tra vận hành

Chỉ thực hiện khi các bước kiểm tra trên đạt yêu cầu. Kết nối các thiết bị, chạy thử ở áp suất công tác cho phép.

Bước 6: Xử lý kết quả kiểm định hệ thống lạnh

  • Lập biên bản kiểm định hệ thống lạnh theo mẫu quy định
  • Lập biên bản kiến nghị, khắc phục (nếu có)
  • Dán tem và ban hành kết quả kiểm định.

5. Giải đáp có liên quan

  • Chi phí kiểm định hệ thống lạnh?
Chi phí kiểm định hệ thống lạnh được Nhà nước quy định mức giá tối thiểu tại thông tư số 41/TT/2016/BLĐTBXH khoảng từ 1.400.000 – 5.000.000 đồng.
  • Vì sao phải kiểm định hệ thống lạnh?
    • Tăng năng suất lao động do thời gian công tác của thiết bị không bị gián đoạn
    • Giảm các chi phí bồi thường do tai nạn lao động gây ra
    • Giảm hao hụt môi chất lạnh đồng thời tăng khả năng bảo vệ môi trường
    • Là bằng chứng pháp lý cần thiết gửi tới cho đơn vị bảo hiểm, khách hàng khi đánh giá
    • Tuân thủ quy định pháp luật khi sử dụng thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn. (Thông tư 36/2019/TT-BLĐTBXH)
  • Hệ thống lạnh gồm những loại gì?
    • Hệ thống lạnh thực phẩm
    • Hệ thống lạnh điều hòa không khí
    • Hệ thống lạnh nhà máy nước đá
    • Hệ thống lạnh trữ đông
Quý bạn đọc có thể cân nhắc các nội dung trình bày liên quan: Quy định về kiểm định máy móc thiết bị; Kiểm định xây dựng.
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu và phân tích của chúng tôi về quy trình kiểm định hệ thống lạnh, cũng như các vấn đề pháp lý phát sinh có liên quan. Hi vọng có thể trả lời giúp cho bạn đọc những thông tin cơ bản cần thiết, góp phần giúp quá trình kiểm định chất lượng trên thực tiễn diễn ra thuận lợi hơn. Trong quá trình nghiên cứu, nếu như quý bạn đọc còn câu hỏi hay quan tâm, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:
  • Gmail: info@lvngroup.vn
  • Website: lvngroup.vn

 

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com