Kiểm thử chức năng (Functionality Testing) là gì? - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - ACC - Kiểm thử chức năng (Functionality Testing) là gì?

Kiểm thử chức năng (Functionality Testing) là gì?

Kiểm thử chức năng là gì? Những công dụng mà kiểm thử chức năng là gì? Hãy cùng theo dõi nội dung trình bày dưới đây về kiểm thử chức năng bạn !.

Kiểm thử chức năng

1. Functional Testing là gì?

Functional Testing (kiểm thử chức năng) là một trong các quy trình đảm bảo chất lượng nằm trong lĩnh vực kiểm thử phần mềm. Mặt khác, Functional Testing còn được biết tới là loại kiểm thử hộp đen bởi mã nguồn của ứng dụng không được xem xét trong quá trình kiểm thử. Các chức năng sẽ được kiểm tra thông qua việc nhập các giá trị đầu vào và đánh giá kết quả đầu ra mà không bị ảnh hưởng bởi cấu trúc hay cài đặt bên trong của ứng dụng.

Mục đích của Functional Testing đó là kiểm thử từng chức năng của ứng dụng. Qua đó có thể kiểm tra các yêu cầu chức năng đã đề xuất trước đó có đạt được không. Nhờ có Functional Testing mà bạn có thể tránh được những việc kiểm thử dư thừa các chức năng không cần thiết. Đồng thời giúp ngăn chặn nhiều lỗi xuất hiện cùng một thời gian.

Những kỹ thuật thường dùng trong kiểm thử chức năng bao gồm:

  • User Navigation Testing: Kiểm thử điều hướng người dùng.
  • Transaction Screen Testing: Kiểm thử thao tác trên màn hình.
  • Transaction Flow Testing: Kiểm thử luồng thực hiện.
  • Report Screen Testing: Kiểm thử màn hình báo cáo.
  • Report Flow Testing: Kiểm thử luồng báo cáo.

2. Mục tiêu của Functional Testing

Mục đích của Function Testing là để kiểm tra chức năng nhập chính, chức năng nhất thiết phải sử dụng được, luồng của GUI màn hình. Kiểm tra chức năng hiển thị thông báo lỗi để người dùng có thể dễ dàng điều hướng trong suốt ứng dụng.

3. Các loại Functional Testing

Vì Functional Testing là một phương pháp kiểm tra các thông số khác nhau của một sản phẩm phần mềm, nên nó được thực hiện trong nhiều chức năng khác nhau. Dưới đây là 8 loại kiểm thử chức năng thường được sử dụng nhất:

  • Unit testing (Kiểm thử đơn vị)

Kiểm thử đơn vị là cấp độ kiểm thử đầu tiên, thường được thực hiện bởi các nhà phát triển. Mục tiêu của kiểm thử đơn vị là cô lập một phần code và xác minh tính chính xác của đơn vị đó. Quá trình này đảm bảo rằng các thành phần riêng lẻ của một phần mềm hoạt động và phản ứng như mong đợi. Hoạt động kiểm thử đơn vị có thể được thực hiện theo cách thủ công, nhưng việc tự động hóa quy trình sẽ tăng tốc các chu kỳ triển khai và mở rộng phạm vi kiểm tra.

  • Smoke Testing

Smoke testing là một loại kiểm thử phần mềm được thực hiện sau khi có một bản build mới, để đảm bảo rằng các chức năng chính, cần thiết của phần mềm vẫn hoạt động bình thường. Công việc này được thực hiện để phát hiện các vấn đề nghiêm trọng sớm nhất có thể, trong trường hợp phát hiện vấn đề, bản build đó sẽ bị từ chối, và không được bàn giao cho giai đoạn kiểm thử tiếp theo, do đó sẽ giúp tránh lãng phí thời gian cho cả người kiểm thử và phát triển. Trong smoke testing, các test case được chọn sẽ bao phủ được hầu hết các tính năng, thành phần chính cần thiết của sản phẩm phần mềm. Có thể nói, Smoke Testing chính là loại kiểm tra tổng quát ban đầu.

  • Sanity Testing

Được thực hiện sau khi nhận được bản build, ở bản build này một số chức năng của phần mềm được chỉnh sửa, cập nhật do yêu cầu hoặc một số lỗi nào đó đã được sửa, việc này để kiểm tra nhanh các trạng thái hoặc thay đổi đó có ảnh hưởng đến các tính năng khác được không, có đáp ứng như mong đợi được không? Nếu các vấn đề được tìm thấy, bản build sẽ không được đưa tới giai đoạn kiểm thử chi tiết hơn tiếp theo, giúp giảm thiểu thời gian và các chi phí khác.

  • Interface testing (Kiểm thử giao diện)

Được dùng để kiểm thử tích hợp khi thực hiện 2 hoặc nhiều chức năng, thành phần của phần. Các chức năng đó sẽ được tích hợp để tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh. Tóm lại, Integration Testing sẽ giúp kiểm tra hoạt động đúng của phần mềm khi các thành phần được hợp nhất với nhau.

  • Integration testing (Kiểm thử tích hợp)

(Kiểm thử tích hợp) Kiểm thử tích hợp được thiết kế để xác định xem các thành phần phần mềm riêng lẻ có hoạt động bình thường được không khi chúng được kết nối với nhau. Kiểm thử tích hợp đảm bảo rằng mọi kết nối giữa các đơn vị khác nhau chạy trơn tru. Loại thử nghiệm này cố gắng phát hiện ra các loại lỗi khác nhau như sự không tương thích trong thông báo hoặc định dạng dữ liệu cũng như các tham số đầu vào hoặc đầu ra không hợp lệ có thể đột ngột làm gián đoạn một chức năng.

  • System testing (Kiểm thử hệ thống)

Kiểm thử hệ thống là một phương pháp kiểm thử hộp đen để đánh giá một sản phẩm phần mềm hoàn chỉnh và tích hợp. Mục tiêu của kiểm thử hệ thống là xác minh sự tuân thủ của hệ thống với các yêu cầu cụ thể. Loại kiểm tra này thường được thực hiện bởi một nhóm kiểm thử khác với nhóm phát triển trước khi phần mềm được đưa lên môi trường Production.

  • Regression testing (Kiểm thử hồi quy)

Dùng để kiểm tra hồi quy, được thực hiện khi bản build phần mềm đã fix những bugs trong lần test ban đầu. Nó cũng giúp xác minh xem các bug đã thực sự được fix hay chưa và kiểm tra toàn bộ phần mềm có hoạt động tốt với những thay đổi đó không.

  • LVN Groupeptance testing (Kiểm thử chấp nhận)

Kiểm thử chấp nhận đôi khi được gọi là kiểm thử ứng dụng, là giai đoạn cuối cùng của kiểm thử chức năng phần mềm được thực hiện trước khi sản phẩm phần mềm được phát hành ra thị trường. Loại thử nghiệm để kiểm tra sự hài lòng của người dùng bằng cách xem xét tính dễ sử dụng của họ. Thông thường, người dùng cuối cùng hoặc khách hàng sẽ được gửi tới phiên bản dùng thử, đây là cách để kiểm tra xem phần mềm có hoạt động đúng theo yêu cầu thực tiễn được không. Mục tiêu của quá trình này là đảm bảo rằng phần mềm đã sẵn sàng để phân phối và đáp ứng nhu cầu của người dùng cuối. Đổi lại, điều này yêu cầu sản phẩm phải được thử nghiệm trong “thế giới thực” – bởi người dùng cuối thông qua quá trình thử nghiệm beta.

4. Quá trình Function Testing là gì?

Người Testing làm theo các bước sau trong Functional Testing:

  • Tester thực hiện xác minh đặc tả yêu cầu trong ứng dụng phần mềm.
  • Sau khi phân tích, người kiểm tra đặc tả yêu cầu sẽ lập kế hoạch.
  • Sau khi lập kế hoạch cho các bài kiểm tra, người kiểm thử sẽ thiết kế trường hợp kiểm thử.
  • Sau khi thiết kế bài kiểm tra, người kiểm tra trường hợp sẽ lập một tài liệu về ma trận truy xuất nguồn gốc.
  • Người kiểm thử sẽ thực hiện thiết kế trường hợp kiểm thử.
  • Phân tích phạm vi bao phủ để kiểm tra khu vực Testing được bao phủ của ứng dụng.
  • Quản lý khiếm khuyết nên làm để quản lý việc giải quyết khiếm khuyết.

Hy vọng nội dung trình bày trên đã gửi tới những thông tin chi tiết và cụ thể về kiểm thử chức năng. Hãy liên hệ Công ty Luật LVN Group nếu có những câu hỏi liên quan đến kiểm thử chức năng bạn !.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com