Kinh tế bao cấp là gì ? (Cập nhật 2023) – Luật LVN Group

Trước khi bước vào thời kì hội nhập quốc tế, nền kinh tế việt nam đã trải qua nền kinh tế bao cấp. Đây là thời kỳ mà Nhà nước hạn chế đến mức tối đa việc mua bán, trao đổi bằng tiền mặt. Tem phiếu, sổ gạo, giấy chuyển lương thực… là những thứ vô cùng cần thiết trong các gia đình. Khi đó, thậm chí người có tiền chưa chắc đã mua được.
Vậy nền kinh tế thời kỳ bao cấp thế nào, cơ chế vận hành thế nào, có những đặc trưng gì…
Bài viết của Công ty Luật LVN Group sẽ trả lời các câu hỏi này

1. Nền kinh tế thời bao cấp là gì ?

  • Đây là thời kỳ mà các hoạt động sinh hoạt kinh tế được Nhà nước chi trả.
  • Diễn ra ở toàn bộ Việt Nam giai đoạn đầu năm 1976 đến cuối năm 1986.
  • Xóa bỏ kinh tế tư nhân.
  • Tập trung phát triển khối kinh tế tập thể và nền kinh tế Nhà nước.

2. Các thành phần kinh tế

2.1. Kinh tế nhà nước

  • Là khu vực kinh tế Nhà nước sở hữu, tại đây Nhà nước trực tiếp quản lý, điều hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh.
  • Dựa trên chế độ sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất.
  • Doanh nghiệp Nhà nước được tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh theo nguyên tắc hạch toán kinh tế.
  • Kinh tế nhà nước thực hiện phân phối theo lao động và theo hiệu quả sản xuất kinh doanh, đây là cách thức phân phối cơ bản và chủ yếu.
  • Tham khảo thêm tại Kinh tế nhà nước.

2.2. Kinh tế tập thể

  • Bao gồm các tổ chức hợp tác xã.
  • Phương thức hoạt động: lấy lợi ích kinh tế làm chính, bao gồm lợi ích của các thành viên và tập thể, đồng thời coi trọng lợi ích xã hội của các thành viên.
  • Mục tiêu chính: Xoá đói, giảm nghèo; phát triển cộng đồng.
  • Đánh giá hiệu quả: dựa trên cơ sở quan điểm toàn diện.
  • Nhà nước giúp đỡ hợp tác xã đào tạo cán bộ, ứng dụng khoa học công nghệ, mở rộng thị trường, xây dựng quỹ hỗ trợ hợp tác xã.
  • Kinh tế hợp tác xã là một thành phần cần thiết thuộc kinh tế tập thể.
  • Tham khảo thêm tại Kinh tế hợp tác xã.

3. Đặc trưng của kinh tế bao cấp

  • Hàng hóa được phân phát theo tem phiếu do Nhà nước ban hành.
  • Việc tự do trao đổi, buôn bán, vận chuyển hàng hóa bị hạn chế.
  • Trao đổi bằng tiền mặt bị hạn chế.
  • Phân phối lương thực theo đầu người trong gia đình.
  • Ấn định số gạo và mặt hàng được phép mua của một gia đình.

4. Cơ chế quản lý kinh tế của nhà nước trong nền kt bao cấp

4.1. Nhà nước quản lý bằng phương pháp mệnh lệnh hành chính, áp đặt.

  • Doanh nghiệp phải bắt buộc thực hiện các chỉ tiêu do Nhà nước ban hành.
  • Nhà nước chịu trách nhiệm về tiền bạc cho các quyết định: Lãi thì Nhà nước thu, lỗ thì Nhà nước bù.

4.2. Cơ quan hành chính can thiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp rất sâu nhưng không chịu trách nhiệm đối với các quyết định của mình.

  • Doanh nghiệp không được tự do, tự chủ lựa chọn, thực hiện hoạt động kinh doanh của mình
  • Trường hợp có tổn hại thì ngân sách Nhà nước phải gánh chịu.

4.3. Thực hiện chế độ cấp phát và giao nộp.

4.4. Bộ máy quản lý kinh tế nhiều cấp trung gian, không linh hoạt.

5. Hình thức bao cấp phổ biến tại Việt Nam

5.1. Qua số lượng và giá cả hàng hóa

  • Hàng hóa được Nhà nước quyết định và nắm toàn bộ quyền phân phối.
  • Người dân được phát lương thực, nhu yếu phẩm cần thiết theo đúng quy định.

5.2. Qua chế độ phân phát tem phiếu

  • Lương thực, nhu yếu phẩm được phân phát thông qua chế độ tem phiếu.
  • Thu nhập của người dân được quy đổi ra hiện vật.
  • Chế độ tem phiếu được quy định theo cấp bậc.

5.3. Theo chế độ cấp phát vốn của ngân sách nhà nước

Cơ quan cấp phát vốn không bị ràng buộc bởi các hình phạt mà chủ yếu dựa vào ý thức chủ quan.

6. Một số câu hỏi thường gặp

6.1. Kinh tế bao cấp có nhiều hạn chế nhưng tại sao Việt Nam vẫn chọn áp dụng mô hình này ?

  • Đây là thời gian sau năm 1975,  Việt Nam phải khắc phục hậu quả nặng nề của chiến tranh, khôi phục kinh tế ở miền Bắc và xây dựng lại miền Nam.
  • Nhà nước muốn tiếp tục sử dụng mô hình kinh tế bao cấp là vì nó đã từng phát huy tác dụng tốt trong giai đoạn chiến tranh trước đó.
  • Sau năm 1975, hoàn cảnh của Việt Nam rất khó khăn, phải chi tiêu rất nhiều cho quốc phòng; trong khi đó sự giúp đỡ của các nước đồng minh cũng không còn như trước, do vậy việc phân phối hàng hóa thiết yếu theo chế độ tem phiếu bao cấp vẫn cần tiếp tục duy trì trên phạm vi cả nước.

6.2. Tem, phiếu thời kỳ kinh tế bao cấp có giá trị thế nào ?

  • Tem, phiếu có sức mạnh như đồng tiền bây giờ vậy vì nó dùng để quy đổi ra quần áo, lương thực …
  • Ngoài lương thực và thực phẩm, bạn còn được phát một ít vải để may tầm 2-3 bộ quần áo trong một năm ( khoảng 5-7 mét vải).

6.3. Hậu quả của việc mất tem phiếu ?

  • Đây là thời kỳ hàng hóa rất khan hiếm.
  • Đối với thời này mà nói thì tem phiếu và sổ gạo là của cải quý giá nhất mà cả gia đình phải chung tay bảo vệ, để mất thì kết cục của cả gia đình đảm bảo bi thảm vô cùng.
  • Nếu làm mất sổ thì phải nhịn đói hàng tháng ròng vì thủ tục xin cấp sổ lại rất rườm rà và phức tạp.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com