Hiện nay, các chính sách liên quan đến Thuế được Nhà nước ta siết chặt. Trong đó có liên quan đến các vấn đề về thủ tục về Thuế. Chính vì điều đó, hiện nay các doanh nghiệp, cá nhân chịu thuế rất quan tâm đến vấn đề này. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu cho các bạn biết thêm về một trong số các thủ tục về thuế này, cụ thể là thủ tục Lập tờ khai thuế GTGT mẫu số 02/GTGT cho dự án đầu tư.
1.Thành phần hồ sơ
1.1 Đối với dự án đầu tư tính thuế theo phương pháp trực tiếp
Nếu dự án đầu tư tính thuế theo phương pháp trực tiếp thì hồ sơ khai thuế gồm:
-Tờ khai thuế giá trị gia tăng (theo mẫu số 03/GTGT ban hành theo Thông tư 156/2013/TT-BTC);
-Giaý ủy quyền thực hiện thủ tục nếu người uỷ quyền theo pháp luật ủy quyền cho người khác thực hiện công việc.
1.2. Đối với dự án đầu tư tính thuế theo phương pháp gián tiếp
Nếu dự án đầu tư tính thuế theo phương pháp khấu trừ thì hồ sơ khai thuế GTGT gồm:
– Tờ khai thuế GTGT dành cho dự án đầu tư (theo mẫu số 02/GTGT ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC);
-bảng kê hóa đơn , chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào (theo mẫu số 01-2/GTGT ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC);
-Giaý ủy quyền thực hiện thủ tục nếu người uỷ quyền theo pháp luật ủy quyền cho người khác thực hiện công việc.
2.Các bước lập tờ khai thuế GTGT mẫu số 02/GTGT cho dự án đầu tư
2.1 .Mẫu khai thuế
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TỜ KHAI THUẾ GIÁ TRI GIA TĂNG
(Dành cho người nộp thuế mua bán, chế tác vàng bạc, đá quý)
[01] Kỳ tính thuế: Tháng…… năm …… hoặc quý…..năm….
[02] Lần đầu: […] [03] Bổ sung lần thứ […]
[04] Tên người nộp thuế: ……………………………………………………………………..
2.2.Quy trình thực hiện
-Bước 1: Người nộp thuế thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cùng nơi hoặc khác nơi đóng trụ sở chính, đang trong giai đoạn đầu tư thì lập hồ sơ khai thuế riêng cho dự án đầu tư và gửi đến đơn vị thuế.
- Trường hợp người nộp thuế có dự án đầu tư tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính, đang trong giai đoạn đầu tư nhưng chưa đi vào hoạt động, đăng ký kinh doanh, chưa đăng ký thuế, thì người nộp thuế lập hồ sơ khai thuế riêng cho dự án đầu tư và nộp tại đơn vị thuế quản lý trực tiếp nơi đóng trụ sở chính.
- Trường hợp người nộp thuế thành lập các Ban Quản lý dự án hoặc chi nhánh đóng tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính để thay mặt người nộp thuế trực tiếp quản lý một hoặc nhiều dự án đầu tư tại nhiều địa phương; Ban Quản lý dự án, chi nhánh phải lập hồ sơ khai thuế riêng với đơn vị thuế địa phương nơi đăng ký thuế. Khi dự án đầu tư để thành lập doanh nghiệp đã hoàn thành, cơ sở kinh doanh là chủ dự án đầu tư phải tổng hợp số thuế GTGT phát sinh của dự án để bàn giao cho doanh nghiệp mới thành lập để doanh nghiệp mới thực hiện kê khai thuế GTGT theo hướng dẫn với đơn vị thuế quản lý trực tiếp.
-Bước 2: Cơ quan thuế tiếp nhận hồ sơ, xử lý và theo dõi nghĩa vụ thuế của người nộp thuế.
- Nếu người khai thuế nộp hồ sơ trực tiếp tại đơn vị thuế, công chức thuế tiếp nhận và đóng dấu tiếp nhận hồ sơ, ghi thời gian nhận hồ sơ, ghi nhận số lượng tài liệu trong hồ sơ và ghi vào sổ văn thư của đơn vị thuế.
- Nếu nộp hồ sơ đường bưu chính, công chức thuế đóng dấu ghi ngày nhận hồ sơ và ghi vào sổ văn thư của đơn vị thuế.
- Nếu hồ sơ được nộp thông qua giao dịch điện tử, việc tiếp nhận, kiểm tra, chấp nhận hồ sơ khai thuế do đơn vị thuế thực hiện thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử.
-Bước 3: Người nộp thuế tự nộp tiền thuế vào Ngân sách Nhà nước theo số thuế đã kê khai.
3.Các câu hỏi liên quan thường gặp?
-Hàng tồn kho nhập trước tháng 2/2023 khi bán ra có được áp dụng thuế suất 8% không?
Trường hợp Doanh nghiệp mua hàng hóa trước ngày 01/2/2023 với thuế suất thuế GTGT 10% và hàng hóa không thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ theo hướng dẫn tại Phụ lục I, II, III ban hành kèm theo Nghị định số 15/2023/NĐ-CP thì khi bán hàng hóa được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 8% kể từ ngày 01/2/2023 đến hết ngày 31/12/2023 theo hướng dẫn tại Điều 1 Nghị định số 15/2023/NĐ-CP của Chính phủ.
-Đặc điểm thuế giá trị gia tăng là gì?
Thuế GTGT là một loại thuế độc lập. Thuế GTGT có những đặc điểm sau:
- Là loại thuế gián thu: Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu đánh trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ. Thuế GTGT còn được phát sinh đến khâu cuối cùng là tiêu dùng. Người tiêu dùng sẽ là người chịu thuế.
- Là loại thuế có đối tượng chịu thuế lớn.Hầu hết mọi đối tượng trong xã hội sẽ phải chịu thuế GTGT. Việc đánh thuế trên phạm vi lãnh thổ với mọi đối tượng thể hiện sự công bằng của thuế. Đồng thời thể hiện thái độ của Nhà nước đối với các loại tiêu dùng trong xã hội. Đối với trường hợp cần khuyến khích tiêu dùng hoặc hạn chế việc trả tiền thuế của người tiêu dùng, Nhà nước sẽ không đánh thuế hoặc đánh thuế với mức thuế suất thấp nhất.
- Là loại thuế chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa dịch vụ.Đây là đặc điểm cơ bản để phân biệt thuế GTGT với những loại thuế gián thu khác. Thuế GTGT ở tất cả các khâu. Từ quá trình sản xuất đến quá trình lưu thông hàng hóa và cả quá trình tiêu dùng. Việc đánh thuế chỉ trên phần giá trị tăng thêm mà không phải đối với toàn bộ giá trị hàng hóa, dịch vụ.
- Số thuế phải nộp sẽ phụ thuộc vào giai đoạn đánh thuế. Thuế GTGT đánh ở tất cả các khâu, các giai đoạn. Từ khâu sản xuất đến khâu tiêu dùng. Ở mỗi giai đoạn có số thuế GTGT khác nhau. Từ khâu sản xuất đến khâu lưu thông, số thuế giá trị gia tăng là một con số. Từ khâu lưu thông đến khâu tiêu dùng thì số thuế giá trị gia tăng đã khác. Tổng số thuế nộp ở các khâu chính là số thuế cuối cùng tính trên tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ. Và người tiêu dùng sẽ mua và phải gánh chịu.
-Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng thế nào?
Phương pháp tính thuế GTGT gồm phương pháp khấu trừ thuế GTGT và phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng.
Phương pháp khấu trừ là: Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế bằng số thuế giá trị gia tăng đầu ra trừ số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ.
Phương pháp trực tiếp là: Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu.