Loài đặc hữu là gì? (Cập nhật 2023) – Luật LVN Group - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - ACC - Loài đặc hữu là gì? (Cập nhật 2023) – Luật LVN Group

Loài đặc hữu là gì? (Cập nhật 2023) – Luật LVN Group

Đặc hữu là một tình trạng trong sinh thái học khi một sinh vật chỉ sinh sống tự nhiên ở một vị trí địa lý nhất định. Vậy loài đặc hữu là gì? Nếu bạn chưa hiểu rõ, hãy nghiên cứu thêm cùng công ty Luật LVN Group !!

1. Loài đặc hữu là gì?

Nằm trên Vành đai sinh thái Thái bình Dương, Việt Nam sở hữu một nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào cùng với số lượng sinh vật vô cùng phong phú. Các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên ở nước ta trải dài xuyên suốt lãnh thổ từ bắc vào nam và tại những đặc khu sinh thái này, rất nhiều loài sinh vật đặc hữu, đã và đang tồn tại, phát triển giới hạn mà không được ghi nhận ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới.

Theo Khoản 16, Điều 3, Luật đa dạng sinh học 2008, Loài đặc hữu là loài sinh vật chỉ tồn tại, phát triển trong phạm vi phân bố hẹp và giới hạn trong một vùng lãnh thổ nhất định của Việt Nam mà không được ghi nhận là có ở nơi khác trên thế giới.

Một loài đặc hữu là một trong đó chỉ được tìm thấy trong một khu vực địa lý cụ thể. Một loài có thể là đặc hữu của toàn bộ lục địa hoặc chỉ một khu vực tương đối nhỏ; chẳng hạn như một dãy núi ở một khu vực độ cao nhất định, hồ hoặc đảo.

Thông thường, các loài đặc hữu bị giới hạn trong một khu vực nhất định vì chúng rất thích nghi với một ngách cụ thể. Chúng chỉ có thể ăn một loại thực vật nhất định mà không tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác, hoặc một loại cây có thể thích nghi hoàn hảo để phát triển mạnh trong khí hậu và loại đất rất đặc biệt.

2. Vì sao lại hình thành loài đặc hữu

Loài đặc hữu thường hình thành vì tình thế cô lập địa lý như trường hợp những hải đảo lẻ loi. Điển hình là quần đảo Hawaii, Galápagos và Socotra.

Có hai dạng loài đặc hữu. “Cố đặc hữu” tức là địa bàn thuở trước rộng lớn nhưng nay thu hẹp lại thì sinh vật đó là cố đặc hữu ở vùng mà nay đã diệt chủng. “Tân đặc hữu” là sự lai giống và thành hình của một loài mới, thường thấy trong các loài thảo mộc.

3. Nguy cơ đối với những khu vực nhiều loài đặc hữu

Các nguyên nhân chủ yếu của việc suy thoái và mất môi trường sống trong hệ sinh thái nhiều loài đặc hữu thì bao gồm nông nghiệp, phát triển thành phố, khai thác mỏ bề mặt, chiết suất khoáng vật, khai thác gỗ và nông nghiệp kiểu đốt nương làm rẫy.

4. Bảo tồn các loài đặc hữu

Trong thập kỷ vừa qua, Việt Nam đã xây dựng và tích cực thực hiện Chiến lược Quốc gia về đa dạng sinh học nhằm bảo tồn và phục hồi giá trị đa dạng sinh học quý giá. Đối với các hoạt động bảo tồn loài, bên cạnh vai trò của các đơn vị chính phủ, nhiều nỗ lực đến từ khu vực ngoài nhà nước, đặc biệt từ các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức phát triển và cộng đồng.

Về mặt pháp lý và chính sách, trong thời gian qua, hệ thống pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ các loài hoang dã tiếp tục có sự thay đổi, điều chỉnh. Cùng với sự hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng (Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004, Luật Lâm nghiệp 2017), pháp luật về thủy sản (Luật Thủy sản 2004 và sửa đổi 2017), pháp luật về đầu tư – kinh doanh (Luật Đầu tư 2014), thì Luật Đa dạng sinh học năm 2008 và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2009 là văn bản pháp lý điều chỉnh toàn diện nhất về bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật, các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, loài hoang dã, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.

Một loạt các chính sách, Nghị định, thông tư hướng dẫn thực thi Luật đã tạo nên một khung pháp lý khá hoàn chỉnh trong quản lý các loài hoang dã. Đặc biệt, Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2017 đã tăng mức hình phạt tối đa lên đến 1 tỷ đồng và 15 năm tù đối với tội danh liên quan đến loài hoang dã cho thấy sự quyết liệt trong xử lý các vi phạm và bảo vệ loài hoang dã của Chính phủ.

Bên cạnh đó, các Chỉ thị kịp thời của Thủ tướng Chính phủ như Chỉ thị số 03/CT-TTg về việc tăng cường chỉ đạo và thực hiện các biện pháp kiểm soát, bảo tồn các loài ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm, trong đó yêu cầu các Bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 17/9/2016 về một số giải pháp cấp bách phòng ngừa, đấu tranh với hành vi xâm hại các loài ĐVHD trái pháp luật và mới đây là Chỉ thị số 29/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 23/7/2020 về một số giải pháp cấp bách quản lý động vật hoang dã trong bối cảnh đại dịch Covid đang lan rộng cho thấy sự quan tâm sát sao của Chính phủ đối với hoạt động bảo tồn loài hoang dã.

 Các hoạt động bảo tồn loài cũng được triển khai mạnh mẽ và đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Hoạt động điều tra, kiểm kê, quan trắc, đánh giá loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ được thực hiện nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu về loài hoang dã. Trong giai đoạn 2010-2020, các đề án điều tra cơ bản về tài nguyên rừng, tài nguyên biển (bao gồm hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái ven biển) đã được thực hiện. Danh sách loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ được thực hiện cập nhật và ban hành tại Nghị định số 64/2019/NĐ-CP.  Sách đỏ Việt Nam đã được cập nhật (Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, 2015). Nhiều chương trình quan trắc các loài hoang dã cũng đã được triển khai.

5. Giải đáp có liên quan

1. Một số loài đặc hữu tiêu biểu ở Việt Nam

3 sinh vật đặc hữu nổi tiếng tại Việt Nam là Cheo cheo Nam Dương (Tragulus javanicus), Trĩ sao (Rheinardia ocellata), Mang Trường Sơn (Muntiacus truongsonensis),…

2. Loài đặc hữu có nguy cơ tuyệt chủng không?

Do chuyên môn hóa và không có khả năng di chuyển đến môi trường sống mới, một số loài đặc hữu thường có nguy cơ tuyệt chủng. Nó xảy ra nếu, ví dụ, một căn bệnh mới ảnh hưởng đến dân số, chất lượng môi trường sống của nó bị đe dọa hoặc một loài xâm lấn xâm nhập vào vị trí của nó và trở thành kẻ săn mồi hoặc đối thủ cạnh tranh.

Trên đây là kiến thức cơ bản về loài đặc hữu mà công ty Luật LVN Group gửi tới, nếu có thêm bất kỳ câu hỏi nào, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ !. Công ty Luật LVN Group đồng hành pháp lý cùng bạn!

 

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com