Luật bảo vệ môi trường là gì? Những điểm mới đột phá - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - ACC - Luật bảo vệ môi trường là gì? Những điểm mới đột phá

Luật bảo vệ môi trường là gì? Những điểm mới đột phá

Những năm gần đây, vấn đề môi trường luôn là vấn đề đáng quan tâm khi Trái đất ngày càng nóng dần lên cũng như sự kiện biến đổi khí hậu gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Bảo vệ môi trường là điều cấp thiết ở thời gian hiện tại. Việt Nam cũng không ngoại lệ với nhiều vấn đề môi trường hiện nay như ô nhiễm nguồn nước, khói bụi ở khắp nơi, nạn phá rừng cùng nhiều vấn đề khác. Chính vì thế mà Luật bảo vệ môi trường đã được thông qua ở Việt Nam. Vậy Luật bảo vệ môi trường là gì? Những điểm mới đột phá. Những câu hỏi này của bạn đọc sẽ được trả lời thông qua nội dung trình bày sau đây.

Luật bảo vệ môi trường là gì? Những điểm mới đột phá

1. Luật Bảo vệ môi trường là gì?

Trước khi nghiên cứu về Luật bảo vệ môi trường chúng ta cần hiểu được môi trường là gì?
Theo đó, Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên. (khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020)

Luật bảo vệ môi trường là một lĩnh vực pháp luật gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trực tiếp trong hoạt động khai thác, quản lý và bảo vệ môi trường.

Xem thêm: Pháp luật về bảo vệ môi trường là gì?

2. Phân biệt Luật Môi trường với Luật Bảo vệ Môi trường

Nhiều người nhầm lẫn giữa Luật Môi trường với Luật Bảo vệ Môi trường. Bảng sau đây sẽ giúp quý bạn đọc phân biệt.

Xem thêm: Luật môi trường là gì? Đối tượng và phạm vi điều chỉnh 

3. Những điểm mới đột phá

So với quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2014, Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã có nhiều điểm mới đột phá phù hợp hơn với tình hình môi trường ở thời gian hiện tại. Căn cứ như sau:

Thứ nhất, cộng đồng dân cư lần đầu tiên được quy định là một chủ thể trong công tác bảo vệ môi trường, đồng thời tăng cường công khai thông tin, tham vấn, phát huy vai trò của cộng đồng dân cư trong các hoạt động bảo vệ môi trường.

Cộng đồng dân cư từ lâu đã có vai trò cần thiết trong công tác bảo vệ môi trường nhưng đến Luật Bảo vệ môi trường 2020 mới bổ sung quy định thiết lập hệ thống trực tuyến tiếp nhận, xử lý, trả lời phản ánh, kiến nghị, tham vấn của tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về  bảo vệ môi trường, qua đó giúp cộng đồng dân cư có thể tham gia giám sát hoạt động bảo vệ môi trường thông qua công nghệ thông tin, tương tác các ứng dụng thông minh trên điện thoại di động.

Thứ hai, Luật đã có sự thay đổi trong phương thức quản lý đối với dự án đầu tư theo hướng dựa trên quy luật tự nhiên, không hy sinh môi trường để đổi lấy kinh tế. Căn cứ là thực hiện kiểm soát chặt chẽ dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao, thực hiện hậu kiểm đối với các dự án có công nghệ tiên tiến và thân thiện môi trường; cắt giảm thủ tục hành chính.

Thứ ba, tuy rằng không có quy định riêng nhưng sức khỏe môi trường thông qua việc bảo vệ các thành phần môi trường đã được định chế bảo vệ sức khỏe người dân, bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành. Bên cạnh đó, Luật còn bổ sung nhiều giải pháp bảo vệ các thành phần môi trường, nhất là môi trường không khí và môi trường nước.

Thứ tư, Luật đã đưa ra các quy định nhằm thúc đẩy phân loại rác thải tại nguồn; định hướng cách thức quản lý, ứng xử với chất thải để góp phần phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam.

Thứ năm, lần đầu tiên chế định về thẩm quyền quản lý nhà nước dựa trên nguyên tắc quản lý tổng hợp, thống nhất, một việc chỉ giao cho một đơn vị chủ trì thực hiện; phân cấp triệt để cho địa phương

Thứ sáu, lần đầu chế định cụ thể về kiểm toán môi trường nhằm tăng cường năng lực, hiệu quả quản lý môi trường của doanh nghiệp

Thứ bảy, trước tình hình biến đổi khí hậu như hiện nay, luật cũng cụ thể hóa các quy định để ứng phó với nó đồng thời thúc đẩy phát triển thị trường các-bon trong nước

Thứ tám,hành lang pháp lý bảo vệ di sản thiên nhiên cũng được luật hoàn thiện để phù hợp với pháp luật quốc tế về di sản thế giới, đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế

Thứ chín, tạo lập chính sách phát triển các mô hình tăng trưởng kinh tế bền vững, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, phục hồi và phát triển nguồn vốn tự nhiên.

4. Các câu hỏi liên quan

Vi phạm về bảo vệ môi trường bị xử lý thế nào?

Tùy theo mức độ vi phạm mà có thể bị xử phạt hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự.

Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực khi nào?

Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2023, trừ trường hợp khoản 3 Điều 29 của Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 02 năm 2021.

Bài viết trên đã gửi tới cho quý bạn đọc những vấn đề liên quan đến Luật bảo vệ môi trường là gì? Những điểm mới đột phá. Với tình hình môi trường đang ngày càng trở nên ô nhiễm như hiện nay, chúng ta cần phải hạn chế tối đa các hành vi tổn hại đến môi trường. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến nội dung trình bày trên hay bất kỳ vấn đề pháp lý nào, hãy bình luận xuống phía dưới LVN Group sẽ trả lời giúp bạn.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com