Trong pháp luật Việt Nam, có một số nghĩa vụ công dân bắt buộc phải thực hiện để đảm bảo được đất nước ngày càng phát triển và con người ngày càng giàu có hơn. Bên cạnh đó, nghĩa vụ quân sự cũng được đề cao, bởi lẽ nó liên quan đến an toàn và trật tự của đất nước ta. Bài viết này, bạn đọc hãy cùng LVN Group nghiên cứu luật nghĩa vụ quân sự 2015 gồm bao nhiêu chương và nội dung của nó là gì, để có thể chấp hành nghiêm chỉnh và trở thành một công dân tốt.
Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 gồm bao nhiêu chương?
1. Khái niệm
Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân.
Thực hiện nghĩa vụ quân sự là tham gia, đóng góp sức lực của mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước của Đảng và toàn dân.
Luật nghĩa vụ quân sự do Quốc Hội ban hành. Luật nghĩa vụ quân sự là tổng hợp những quy định pháp luật điều chỉnh về nghĩa vụ quân sự; nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị, tổ chức, cá nhân và chế độ, chính sách trong việc thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Tham khảo nội dung trình bày liên quan kết hôn với bộ đội
2. Nội dung chính của Luật nghĩa vụ quân sự
Luật nghĩa vụ quân sự 2015 gồm 9 chương, với các nội dung
+ Về nghĩa vụ quân sự
- Công dân không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú, trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự phải thực hiện nghĩa vụ quân sự.
- Công dân nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự có nghĩa vụ phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân; công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời bình nếu tự nguyện và quân đội có nhu cầu thì được phục vụ tại ngũ.
+ Về chức vụ, cấp bậc quân hàm hạ sĩ quan, binh sĩ. Quyền và nghĩa vụ hạ sĩ quan.
+ Về đăng ký nghĩa vụ quân sự và quản lý công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự.
+ Phục vụ của Hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ và hại sĩ quan binh sĩ dự bị.
+ Về nhập ngũ
+ Tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ
+ Xuất ngũ
+ Về chế độ, chính sách và ngân sách bảo đảm trong việc thực hiện nghĩa vụ quân sự
3. Câu hỏi liên quan thường gặp
3.1 Độ tuổi gọi nhập ngũ
Điều 30 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015: Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ. Độ tuổi nhập ngũ từ 18 tuổi đến hết 25 tuổi. Nếu công dân được đào tạo các chương trình cao đẳng, đại đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngữ đến hết 27 tuổi.
3.2 Nếu không nhập ngũ bị xử phạt thế nào
Nếu như có lệnh gọi nhập ngũ mà người được gọi trốn thì sẽ bị xử phạt hành chính hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Họ sẽ bị phạt tiền từ 1.5 triệu đến 2.5 triệu đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh nhập ngũ mà không có lý do chính đáng. Mặt khác, người trốn nhập ngũ trong trường hợp này sẽ bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc chấp hành lệnh gọi nhập ngũ.
Người trốn nghĩa vụ quân sự có thể bị phạt tiền từ 800 ngàn đến 4 triệu. Mặt khác, công dân có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự tại Điều 332 Bộ luật Hình sự năm 2015 nếu đã bị phạt hành chính hoặc bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà vi phạm thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
3.3 Bị cận có phải nhập ngũ được không
Theo quy định của Thông tư 148/2018/TT-BQP không gọi nhập ngũ vào quân đội đối với những công dân có sức khở loại 3 tật khúc xạ về mắt (cận thị 1.5 diop trở lên, viễn thị ở các mức độ). Vì vậy, người bị viễn thị hoặc cận thị 1.5 diop sẽ không được nhập ngũ.
3.4 Các bệnh thuộc diện miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự, không nhận vào quân thường trực
Tâm thần, động kinh, bệnh Parkinson, điếc, di chứng do lao xương, khớp, phong, các bệnh lý ác tính, nhiễm HIV, khuyết tật mức độ nặng và đặc biệt nặng.
Sau khi nghiên cứu về nội dung liên quan đến luật nghĩa vụ quân sự. Hy vọng rằng bạn đọc đặc biệt là những công dân sắp phải nhập ngũ sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích hơn. Nếu quý bạn đọc có câu hỏi liên quan đến nội dung trình bày này hay có vấn đề pháp lý cần tư vấn, xin vui lòng liên hệ website: lvngroup.vn.