Ly thân là gì? Quy định về ly thân hiện nay 2023?

 

1. Ly thân là gì?

2. Quy định về Ly thân hiện nay 2021?

Trong giai đoạn này, pháp luật không can thiệp, bởi lẽ hôn nhân là sự tự nguyện của hai bên, không ép buộc và tôn trọng các giải pháp mà các bên đặt ra để đến khi giải pháp đó không đạt được mục đích, thì Tòa án mới can thiệt giải quyết các yêu cầu về hôn nhân của vợ chồng.

2.2. Về mặt căn cứ ly thân có lợi gì? 

Tuy nhiên, sự kiện ly thân được xem là cơ sở đánh giá mức độ trầm trọng trong hôn nhân, mâu thuẫn kéo dài và không thể tiếp tục chung sống nên hôn nhân không đạt được mục đích, không cùng nhau phát triển. Nhưng đó không là căn cứ duy nhất để Tòa án xem xét, nếu xác định quan hệ hôn nhân đã trầm trọng, vợ/chồng ngoại tình, không chăm lo cho gia đình và con cái, rượu chè, cờ bạc, đánh đập nhau thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn mà không cần phải thông qua thủ tục ly thân.  

Tham khảo thêm nội dung trình bày về thủ tục giải quyết ly hôn 

3. Quyền và nghĩa vụ của vợ/chồng khi sống Ly thân?  

Quan hệ hôn nhân chỉ chấm dứt khi có Bản án/Quyết định của Tòa án chứ không phụ thuộc vào khoảng thời gian sống Ly thân với nhau.

Quy định về ly thân hiện nay 2021 không được quy định cụ thể trong Luật hôn nhân gia đình 2014, nên khi vợ chồng sống Ly thân vẫn chưa chấm dứt quan hệ hôn nhân, phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ mà Pháp luật hôn nhân quy định: Nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc con cái; nghĩa vụ phát sinh nợ chung khi hai bên thỏa thuận vay ngân hàng, vay cá nhân khác đến hạn phải thanh toán; nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với tài sản là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất,…; quyền của mẹ được nuôi con dưới 36 tháng tuổi; quyền chia đôi tài sản chung,….

Trong khoảng thời gian Ly thân, các bên vẫn còn được xem là vợ chồng hợp pháp trên giấy tờ nên nếu một bên vợ hoặc chồng có người mới và sống chung như vợ chồng với họ và có con riêng thì không những vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 2 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 mà còn bị xử phạt vi phạm hành chính theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ – CP xử phạt hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng hoặc nếu hành vi nghiêm trọng ảnh hưởng đến hạnh phúc, tính mạng gia đình thì có khả năng bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo hướng dẫn tại Điều 182 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017 với mức hình phạt nặng nhất là 03 năm tù.

4. Ly thân có ý nghĩa gì?

Khi bất đồng, cãi vã giữa vợ chồng lên đến đỉnh điểm thì khó kiểm soát được lời nói và hành động của nhau có thể gây tổn thương về mặt thể xác lẫn tinh thần. Nên con người thường chọn cách im lặng và rời bỏ đi để tìm lại chính mình trong những suy nghĩ, hành động ngông cuồn.

Như đã đề cập, Ly thân là một giải pháp, giải thoát cuộc sống hôn nhân của vợ chồng trong một khoảng thời gian mà hai bên tự đặt định mà chưa đến mức phải ly hôn.

Có nhiều trường hợp, sau khi ly thân hai bên vẫn còn tình cảm và mong muốn quay lại chung sống để nuôi dạy con cái phát triển trong môi trường có trọn vẹn cả bố lẫn mẹ. Tuy nhiên, cũng có trường hợp vì mãi không tìm được sự phù hợp trong cách sống, không hòa thuận lẫn nhau, không còn chịu đựng được nữa hay vì một lý do nào đó mà quyết định chấm dứt mối quan hệ hôn nhân này.

5. Giải đáp một số câu hỏi thường gặp về quy định ly thân hiện nay 2021?

5.1. Có nên sống ly thân chồng trong cùng nhà không, và quy định về ly thân hiện nay 2021?

 

Để đạt được mục đích cuối cùng của Hôn nhân là chung sống hòa thuận, vợ chồng yêu thương nhau và dạy dỗ con cái phát triển toàn diện về cả mặt tri thức lẫn nhận thức.

 

Khi chỉ có suy nghĩ vì con cái mà chịu đựng tiếp tục sống chung chỉ để hành hạ về mặt tinh thần lẫn thể xác mà không nhận được sự yêu thương từ chính ngôi nhà chung này thì có lẽ đã tự hủy hoại cuộc sống bình yên của nhau. Không những thế, vì cách đối xử, đánh đập, cãi vã hằng ngày vì bất đồng của bố mẹ có thể dẫn đến con cái có nhìn nhận thức sai lệch, thiếu lạc quan về đời sống hôn nhân vợ chồng. Vì vậy, giải pháp tốt nhất trong trường hợp này không phải Ly thân sống chung cùng nhà mà là các bên nên thực hiện thủ tục ly hôn với nhau.   

5.2. Ly thân có giống ly hôn không?

Ly thân và Ly hôn là hai khái niệm có nét tương đồng với nhau. Ly thân không được pháp luật hôn nhân quy định, ly hôn lại được quy định tại khoản 14 Điều 3 Luật hôn nhân gia đình 2014.

Cơ bản, ly thân và ly hôn đều xuất phát từ những mâu thuẫn vốn có trong đời sống hôn nhân rơi vào ngõ bế tắc.

Tuy nhiên, Ly thân chưa chấm dứt quan hệ hôn nh n, các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân vẫn được thực hiện theo đúng quy định pháp luật. Còn đối với ly hôn thì sẽ  chấm dứt mối quan hệ hôn nhân vợ chồng, các bên tự thỏa thuận về con cái, tài sản chung của nhau hoặc yêu cầu tòa án giải quyết, sau khi có Bản án/ Quyết định của Tòa án thì xác định các bên hoàn toàn tự do.  

5.3. Thủ tục ly thân cần những gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 2, khoản 1 Điều 8 dẫn chiếu điểm c khoản 1 Điều 5 Luật hôn nhân gia đình 2014, hiện nay pháp luật Việt Nam 2021 chỉ ghi nhận chế độ Hôn nhân một vợ một chồng. Tức là nam nữ khi đăng ký kết hôn phải đáp ứng trọn vẹn các điều kiện theo hướng dẫn và đồng thời không thuộc trường hợp đang ly thân mà chưa giải quyết ly hôn.

Một lần nữa, căn cứ Mục 35 Nghị định 67/2015 sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ – CP xử phạt hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng: “1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, không có vợ hoặc không có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;

c) Chưa có vợ hoặc không có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;

đ) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha mẹ nuôi với con nuôi;

e) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;”

Hoặc nếu hành vi nghiêm trọng ảnh hưởng đến hạnh phúc, tính mạng gia đình, thì có khả năng bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo hướng dẫn tại Điều 182 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017: “Điều 182. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng

1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người không có vợ, không có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;

b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chng mà vn duy trì quan hệ đó.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn ly thân là gì? Quy định về Ly thân hiện nay 2021? và một số câu hỏi vướng mắc trong ly thân. Trong quá trình nghiên cứu nếu Qúy khách hàng còn câu hỏi hay quan tâm và có nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý tư vấn ly thân, cử Luật sư tham gia tố tụng giải quyết ly hôn nhanh chóng thì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

  • Zalo: 1900.0191
  • Gmail: info@lvngroup.vn
  • Website: lvngroup.vn

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com