Mẫu Bìa báo cáo tài chính 2023 (cập nhật 2023) - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - ACC - Mẫu Bìa báo cáo tài chính 2023 (cập nhật 2023)

Mẫu Bìa báo cáo tài chính 2023 (cập nhật 2023)

Báo cáo tài chính là các thông tin kinh tế được kế toán viên trình bày dưới dạng các bảng biểu, nhằm gửi tới các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp. vậy lập báo cáo tài chính thế nào? bìa của báo cáo tài chính có được quy định cụ thể không? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc cùng theo dõi nội dung trình bày: Mẫu Bìa báo cáo tài chính 2023.

Mẫu Bìa báo cáo tài chính 2023

Báo cáo tài chính năm bao gồm những hồ sơ sau:

Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ – Theo Thông tư 133, báo cáo tài chính gồm:

  • Báo cáo tình hình tài chính;
  • Báo cáo kết quả kinh doanh;
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;
  • Bảng cân đối tài khoản;
  • Thuyết minh báo cáo tài chính.

Đối với doanh nghiệp lớn – Theo Thông tư 200, báo cáo tài chính gồm:

  • Bảng cân đối kế toán;
  • Báo cáo kết quả kinh doanh;
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;
  • Thuyết minh báo cáo tài chính.

Bước 1: Sắp xếp chứng từ kế toán

Để thực hiện nghiệp vụ ghi sổ sách theo trình tự thời gian, kế toán bắt buộc phải tìm kiếm và sắp xếp trọn vẹn các hóa đơn, chứng từ kế toán theo thứ tự.

Không có quy định bắt buộc về cách sắp xếp chứng từ kế toán. Mỗi đơn vị tùy theo tình hình cụ thể sẽ lựa chọn những cách sắp xếp sao cho: dễ bảo quản, dễ tìm kiếm để phục vụ cho công tác quản lý nội bộ cũng như giải trình với các đơn vị chức năng. Thông thường, các chứng từ nên được lưu trữ theo tháng hoặc quý để dễ kiểm soát.

Bước 2: Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế

Từ bộ chứng từ được tổng hợp ở bước 1, kế toán viên sẽ ghi chép những nghiệp vụ phát sinh.

  • Nhập phiếu nhập
  • Phiếu xuất
  • Phiếu thu
  • Phiếu chi,…

Kế toán cần kiểm tra và hoàn thiện các chứng từ nhằm đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ và hợp pháp theo đúng quy định pháp luật về kế toán và thuế.

Bước 3: Phân bổ các nghiệp vụ phát sinh theo tháng/quý

Kế toán cần phân bổ các nghiệp vụ phát sinh theo thời hạn như:

  • Phân bổ chi phí trả trước
  • Phân bổ khấu hao tài sản cố định
  • Phân bổ công cụ dụng cụ

Đồng thời kế toán cần cập nhật thông tin chung, giá trị và thời gian phân bổ của các Tài sản cố định và các khoản chi phí trả trước vào phần hành tương ứng. Lập bảng Excel theo dõi song song trích khấu hao, phân bổ chi phí trả trước.

Bước 4: Kiểm tra tổng hợp theo từng nhóm tài khoản

Kiểm tra hàng tồn kho:

Nếu hàng tồn kho bị âm => Cần nghiên cứu nguyên nhân và có phương án khắc phục.

Kiểm tra công nợ phải thu, trả:

Cần đối chiếu bằng biên bản công nợ cuối năm. Tiếp đó, kiểm tra các phát sinh bên có, bên nợ để phản ánh đúng nghiệp vụ. Tính toán được rủi ro công nợ/thuế.

Kiểm tra các khoản đầu tư:

Kiểm tra hồ sơ đầu tư, phân tích bản chất và tính chính xác của phương pháp hạch toán. Việc này nhằm mục địch đối chứng để chắc chắn việc ghi nhận đầu tư đã chính xác.

Tài liệu để đối chiếu là các biên bản họp, các tài liệu, báo cáo tài chính bên nhận đầu tư gửi tới.

Kiểm tra các khoản chi phí trả trước:

Kiểm tra xem các khoản này đã được điều chỉnh lại theo Hệ thống kế toán ban hành theo thông tư 133 hay chưa (trong trường hợp năm 2016 đã sử dụng QĐ48). Sau đó rà soát lại giá trị, thời gian phân bổ, yêu cầu theo dõi chi tiết từng khoản. Đồng thời phản ánh đúng chi phí phân bổ theo nguyên tắc phù hợp.

Kiểm tra tài sản cố định:

Tính toán nguyên giá, thời gian sử dụng, nguyên tắc ghi nhận và phân bổ khấu hao. Đặc biệt lưu lý trường hợp nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT và chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN đối với ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống.

Kiểm tra doanh thu:

Xem lại doanh thu từng sản phẩm đã phản ánh theo giá thị trường chưa, biến động của giá bán, nguyên nhân biến động.

Kiểm tra doanh thu và giá vốn:

Kiểm tra doanh thu từng sản phẩm đã phản ánh theo giá trị thị trường chưa, biến động của giá bán và nguyên nhân biến động. Kiểm tra giá vốn từng mã hàng, từng hợp đồng đã được phản ánh chính xác chưa. Lãi gộp đã được tính chính xác chưa.

Kiểm tra chi phí quản lý:

Hồ sơ, tỷ lệ chi phí trên doanh thu đã nằm trong mức chấp nhận và hợp lý chưa? Các tài khoản phản ánh đúng chưa? Việc ghi nhận có phù hợp với nguyên tắc kế toán không?

Cuối cùng kiểm tra các bút toán điều chỉnh sai sót, bút toán điều chỉnh đầu năm, bút toán điều chỉnh khi thay đổi chế độ kế toán.

Bước 5: Thực hiện bút toán tổng hợp và kết chuyển

Kế toán tiến hành kết chuyển doanh thu, chi phí, lãi lỗ trong kỳ kinh doanh.

Luôn đảm bảo các tài khoản đầu 5 đến đầu 9 không có số dư cuối kỳ.

Bước 6: Lập báo cáo tài chính năm 2023

  • Lập báo cáo tài chính theo chế độ kế toán hiện hành.
  • Lập báo cáo quyết toán thuế TNDN và TNCN.
  • Xuất ra excel BCTC để lưu trữ, kết xuất file XML để nộp đơn vị thuế theo hướng dẫn.

3. Mẫu Bìa báo cáo tài chính 2023

Trên đây là các nội dung trả lời của chúng tôi về Mẫu Bìa báo cáo tài chính 2023. Trong quá trình nghiên cứu, nếu như các bạn cần Công ty Luật LVN Group hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được trả lời.

 

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com