Mẫu biên bản nghiệm thu nội bộ của nhà thầu (Cập nhật 2023)

Để quản lý chất lượng công trình xây dựng, không chỉ cần báo cáo hoàn thành công trình mà còn cần Mẫu biên bản nghiệm thu nội bộ của nhà thầu. Vấn đề này được quy định thế nào? Hãy cùng LVN Group nghiên cứu qua nội dung trình bày dưới đây!

Mẫu biên bản nghiệm thu nội bộ của nhà thầu (Cập nhật 2023)

1. Mẫu biên bản nghiệm thu nội bộ của nhà thầu là gì?

Theo nghị định của chính phủ quy định về việc quản lý chất lượng công trình xây dựng, mẫu biên bản nghiệm thu nội bộ của nhà thầu là biên bản mà nhà thầu thi công xây dựng phải tiến hành để tự tổ chức nghiệm thu các công việc xây dựng, đặc biệt các công việc, bộ phận bị che khuất; bộ phận công trình; các hạng mục công trình và công trình, trước khi yêu cầu chủ đầu tư nghiệm thu.

2. Ý nghĩa biên bản nghiệm thu nội bộ của nhà thầu

Mẫu biên bản nghiệm thu nội bộ của nhà thầu là một trong các căn cứ để: nghiệm thu công việc xây dựng; nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng hoàn thành; nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng.

3. Mẫu biên bản nghiệm thu nội bộ của nhà thầu

LVN Group xin gửi tới quý khách hàngMẫu biên bản nghiệm thu nội bộ của nhà thầu như sau:

Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——-oOo——-

…………., ngày ….. tháng ….. năm …..

BIÊN BẢN NGHIỆM THU NỘI BỘ

CÔNG VIỆC XÂY DỰNG

(Số: ……../BB – ……..)

CÔNG TRÌNH: ……………………………………………………………………………

HẠNG MỤC: ………………………………………………………………………………

  1. Đối tượng nghiệm thu: …..
  2. Thành phần trực tiếp nghiệm thu:

CÔNG TY XÂY DỰNG …..

– Ông/Bà: ………………………. Chức vụ: …………………………

ĐẠI DIỆN KỸ THUẬT HIỆN TRƯỜNG

– Ông/Bà: …………………… Chức vụ: ………………………………

  1. Thời gian nghiệm thu:

Bắt đầu: …..giờ ….. ngày…. tháng….năm ….

Kết thúc: ……giờ ….. ngày….. tháng …. năm …..

Tại công trình: …..

  1. Đánh giá công việc xây dựng đã thực hiện:
  2. Tài liệu làm căn cứ nghiệm thu

– Hồ sơ thiết kế kỹ thuật công trình …………………………………………………. đã được duyệt;

– Hồ sơ đề xuất chỉ định thầu, hợp đồng xây dựng;

– Tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng được áp dụng: TCVN 3712006 – Nghiệm thu chất lượng thi công xây dựng; TCVN 4453-1995 – Về kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối – quy phạm thi công và nghiệm thu;

– Nhật ký thi công;

– Các kết quả thí nghiệm liên quan;

– …………………………………………………………………………………………………….

  1. Chất lượng công việc xây dựng: Đảm bảo chất lượng thi công đúng theo yêu cầu kỹ thuật và hồ sơ thiết kế đã được duyệt.
  2. Các ý kiến khác (nếu có): …………………………………………………………
  3. Kết luận: Chấp nhận nghiệm thu để triển khai các công việc tiếp theo.

Biên bản nghiệm thu này được lập thành …. bản. Mỗi bên giữ 01 (một) bản có giá trị pháp lý như nhau.

CÁC BÊN THAM GIA NGHIỆM THU

 

4. Những lưu ý khi làm mẫu biên bản nghiệm thu nội bộ của nhà thầu

Một số điểm cần lưu ý khi tiến hành làm biên bản nghiệm thu nội bộ mà các nhà thầu thi công xây dựng cần biết:

– Thành phần tham gia nghiệm thu nội bộ:

Khi nhà thầu thi công xây dựng tiến hành nghiệm thu nội bộ thì trong thành phần tham gia sẽ không có nhà thầu giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư cùng tham gia nghiệm thu.

– Khi nào tiến hành nghiệm thu nội bộ:

Nhà thầu thi công xây dựng phải thực hiện nghiệm thu nội bộ và gửi biên bản này cùng thông báo nghiệm thu công việc xây dựng cho người giám sát thi công xây dựng trước khi tiến hành nghiệm thu công việc xây dựng và yêu cầu chủ đầu tư nghiệm thu hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng.

– Nội dung biên bản:

Cần ghi chính xác, cụ thể về tài liệu làm căn cứ nghiệm thu cũng như đánh giá chất lượng về hạng mục công trình, công trình đã thực hiện để làm cơ sở và căn cứ cho việc tiến hành nghiệm thu các công việc xây dựng tiếp theo theo hướng dẫn trước khi yêu cầu chủ đầu tư thực hiện nghiệm thu.

– Ngày tháng ký biên bản nghiệm thu nội bộ:

Cần lưu ý biên bản nghiệm thu nội bộ các công việc xây dựng, phiếu yêu cầu nghiệm thu các công việc xây dựng và biên bản nghiệm thu công việc xây dựng được ghi cùng thời gian (cùng ngày, cùng giờ) thì thường được xem là chỉ mang tính cách thức, không có tính xác thực và còn dễ gây mất lòng tin với đơn vị chức năng khi kiểm tra, thanh tra. Vì vậy, việc nghiệm thu nội bộ cần tiến hành độc lập với các quá trình nghiệm thu công việc xây dựng khác theo hướng dẫn.

5. Những câu hỏi thường gặp.

Biên bản nghiệm thu là gì?

Biên bản nghiệm thu là biên bản do các đơn vị, tổ chức lập ra nhằm mục đích chứng minh sự kiểm nghiệm và bàn giao giữa 02 bên dựa trên những tiêu chuẩn, thỏa thuận trước đó.

Trong mỗi lĩnh vực khác nhau sẽ có những biên bản nghiệm thu khác nhau, ví dụ như trong hoạt động xây dựng chúng ta có Biên bản nghiệm thu công trình. Đây là biên bản lập ra để thẩm định hoặc đi kiểm tra chất lượng sản phẩm đã được thi công lắp đặt tại công trình/ dự án xây dựng nhưng giá trị của chất lượng sản phẩm chưa được kiểm định ở công việc nghiệm thu này.

Hay trong lĩnh vực chế tạo máy móc chúng ta có biên bản nghiệm thu máy móc thiết bị. Tuy nhiên có thể thấy dù lý do nghiệm thu là thế nào thì trong mọi công việc thì biên bản nghiệm thu đều được lập ra với mục đích để ghi chép lại việc nghiệm thu hoàn thành.

Nội dung trong biên bản đều thể hiện rõ các hạng mục công trình, địa điểm xây dựng, thành phần tham gia, đánh giá công trình nghiệm thu từ đó đưa ra kết luận chấp nhận đưa công trình vào sử dụng được không.

Nghiệm thu công trình là gì?

Được hiểu chính xác là việc kiểm tra chất lượng của công trình sau khi đã xây dựng để đưa vào sử dụng. Quá trình nghiệm thu này sẽ được tiến hành thực hiện bởi các đơn vị chức năng có thẩm quyền, các đơn vị này sẽ dựa vào các số đo chất lượng công trình đã được thi công và bản vẽ để từ đó đưa ra các quyết định công trình này có đủ chất lượng, đủ kỹ thuật để được đưa công trình này vào sử dụng được không.

 Nghiệm thu công trình bao gồm những gì?

 Phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu.
Tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật trong đó có kèm theo hợp đồng xây dựng.
Tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng được áp dụng.
Kết quả kiểm tra, kết quả thí nghiệm chất lượng thiết bị, vật liệu được thực hiện trong quá trình xây dựng.
Nhật ký giám sát, nhật ký thi công và các văn bản khác có liên quan đến đối tượng nghiệm thu.
Biên bản nghiệm thu nội bộ của nhà thầu.

Điều kiện để hoàn thành công tác nghiệm thu?

Đối với các công trình xây dựng đã hoàn thành tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số khuyết điểm về chất lượng nhưng việc này không làm ảnh hưởng đến độ bền vững của công trình và các điều kiện sử dụng bình thường của công trình thì vẫn có thể chấp nhận nghiệm thu. Nhưng phải tiến hành thực hiện những công việc bắt buộc dưới đây đó là:Tiến hành lập bảng thống kê về các tồn tại đối với chất lượng còn sót lại.Trong đó phải quy định rõ về thời hạn khắc phục, sửa chữa để nhà thầu thực hiện.
Tất cả các bên liên quan đến công trình phải có trách nhiệm trong việc kiểm tra đối với việc sửa chữa, theo dõi và khắc phục các tồn tại còn sót lại về chất lượng đã nêu ở trên.
Sau khi các tồn tại nêu trên đã được nhà thầu sửa chữa và khắc phục xong thì tiến hành thực hiện nghiệm thu lại
Đối với Nghiệm thu công trình cải tạo có máy móc, thiết bị đang hoạt động phải tuân theo tiêu chuẩn kĩ thuật, nội quy vận hành và những quy định về an toàn vệ sinh của đơn vị sản xuất.

Trên đây là những quy định của pháp luật xoay quanh Mẫu biên bản nghiệm thu nội bộ của nhà thầu. LVN Group rất vui vì được là đơn vị giới thiệu lĩnh vực pháp luật này tới quý khách hàng. Nếu cần giúp đỡ gì thêm, hãy liên hệ với LVN Group quý vị !!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com