Biên bản xác nhận hiện trạng nhà ở liền kề là gì? Biên bản thỏa thuận bảo đảm an toàn cho hộ liền kề khi xây dựng để làm gì? Bài viết dưới đây LVN Group gửi tới cho bạn một số thông tin về Biên bản xác nhận hiện trạng nhà ở liền kề mời bạn cân nhắc!
1.Biên bản xác nhận hiện trạng nhà ở liền kề là gì?
Biên bản xác nhận hiện trạng nhà ở liền kề là biên bản cam kết giữa hai hộ gia đình khi một trong hai nhà có tiến hành xây/phá nhà. Mẫu thỏa thuận với hàng xóm khi xây nhà này nhằm giảm tối đa ảnh hưởng đến hộ gia đình còn lại cũng như thỏa thuận trước, tránh những tranh chấp phát sinh xảy ra khó có thể giải quyết ổn thỏa.
2.Biên bản xác nhận hiện trạng nhà ở liền kề để làm gì?
Biên bản thỏa thuận bảo đảm an toàn cho hộ liền kề khi xây dựng được dùng để thỏa thuận với hộ gia đình liền kề về sự an toàn của công trình, tránh những tranh chấp phát sinh xảy ra khó có thể giải quyết ổn thỏa.
3. Mẫu biên bản cam kết giữa hai hộ gia đình khi xây dựng
Việc bảo đảm an toàn cho hộ liền kề khi xây dựng là bảo đảm khoảng cách mà pháp luật về xây dựng quy định và không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, người có quyền khác đối với tài sản là bất động sản liền kề và xung quanh.
4. Mẫu biên bản
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
————————–
…………………., ngày … tháng … năm ………
BIÊN BẢN XÁC NHẬN HIỆN TRẠNG NHÀ Ở LIỀN KỀ
(V/v bảo đảm an toàn cho hộ liền kề khi xây dựng)
Địa điểm:………………………………………………………………………………………………………………
- THÀNH PHẦN THAM GIA KÝ BIÊN BẢN
- a) Đại diện gia đình ông/ bà …………………………………….(Gọi tắt là bên A)
– Ông /Bà: …………………………………………………………………………………………………………….
– Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………………
– Điện thoại: …………………………………………………………………………………………………………..
- b) Đại diện bên xây dựng lô đất số ………………………….(Gọi tắt là bên B)
– Ông/ Bà: ………………………………………………………………………………………………………………
– Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………………………
– Điện thoại: …………………………………………………………………………………………………………….
- c) Đại diện tổ dân phố (Bên làm chứng)
– Ông/Bà: ……………………………………………………………..Tổ trưởng tổ dân phố…………………
– Điện thoại: ……………………………………………………………………………………………………………
- THỜI GIAN KÝ BIÊN BẢN:
– Bắt đầu: ……h…..phút, ngày … tháng … năm …….
– Kết thúc: …..h…..phút, ngày … tháng … năm …….
– Tại: …………………………………………………………………………………………………………………………
- HIỆN TRẠNG CÔNG TRÌNH BÊN A VÀ BÊN B
Từ ngày … tháng … năm ………, bên B tổ chức triển khai xây dựng công trình nhà ở trên mặt bằng phần tiếp giáp nhà bên A.
Để tránh tranh chấp giữa hai bên khi xây dựng công trình liền kề, bên A và bên B bàn bạc, thống nhất các điều khoản cam kết như sau:
- CÁC ĐIỀU KHOẢN CAM KẾT GIỮA BÊN B VỚI BÊN A:
Điều 1: Bên B cam kết xây dựng trên đúng diện tích được cấp phép, không mở các loại cửa sổ, chớp lật, thông gió, làm ô văng hoặc mái che mái vẩy lấn sang hoặc nhìn sang đất và nhà bên A.
Điều 2: Trong quá trình xây dựng nếu công trình của bên B có tác động xấu đến nhà bên A như: nứt, lún, nghiêng, bong tróc, biến dạng nền nhà, ngấm nước qua tường, đùn sủi hoặc các tác động ảnh hưởng đến kết cấu nhà của bên A thì bên B phải có trách nhiệm giám định, sửa chữa đền bù, khắc phục sự cố, trả về nguyên trạng ban đầu cho ngôi nhà của bên A. Mọi chi phí giám định, sửa chữa, đền bù do bên B hoàn toàn chi trả.
(Có kèm ảnh chụp cụ thể hiện trạng nhà bên A trước khi bên B tiến hành xây dựng kèm theo để làm đối chứng)
Điều 3: Bên B phải đảm bảo an toàn xây dựng, có che chắn công trình, không làm bụi bẩn ảnh hưởng đến các nhà liền kề trong đó có gia đình bên A.
Điều 4: Khi có sự cố xảy ra yêu cầu bên B phải có mặt ngay tại hiện trường để cùng bên A bàn bạc phương án giải quyết hợp lý.
- KẾT LUẬN:
Bên A và bên B có trách nhiệm thi hành các điều khoản như trong cam kết, trong trường hợp tranh chấp không giải quyết sẽ đưa ra trước pháp luật để giải quyết tranh chấp theo luật định.Biên bản này được lập thành 3 bản có giá trị như nhau, bên A, bên B và bên làm chứng mỗi bên giữ 1 bản.
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B NGƯỜI LÀM CHỨNG
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
5. Các câu hỏi thường gặp.
Cách viết biên bản kiểm hiện trạng nhà đất thế nào?
Các trường hợp cần đến mẫu biên bản kiểm tra hiện trạng nhà đất có thể xảy ra trong các trường hợp sau:
- Đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng đất và khẳng định việc sở hữu và sử dụng diện tích đất hợp pháp trước pháp luật.
- Tránh để tình trạng tranh chấp, hiểu lầm mà có thể dẫn đến mâu thuẫn nghiêm trọng giữa các chủ sở hữu nhà đất.
- Xác định chính xác nguồn gốc diện tích đất của chủ sở hữu đất và từ đó đưa được các phương hướng giải quyết phù hợp.
Nội dung và cách trình bày mẫu biên bản kiểm hiện trạng nhà đất bao gồm những gì?
- Quốc hiệu, Tiêu ngữ
- Tên biên bản và thời gian thực hiện
- Thành phần tham gia thực hiện mẫu biên bản kiểm tra hiện trạng nhà đất.
- Các giấy tờ có tính chất pháp lý về việc sử dụng đất
- Kết quả kiểm tra hiện trạng nhà đất so sánh kết quả trong giấy tờ và kết quả hiện tại
- Ý kiến đơn vị/ người đại điện sử dụng nhà đất và uỷ quyền các đơn vị các cấp bộ, cấp đơn vị trung ương và cấp tỉnh về vấn đề này.
- Thời gian kết thúc quá trình thực hiện và kiểm tra hiện trạng nhà đất cùng chữ ký và ghi rõ họ tên của toàn bộ tất cả các bên tham gia quá trình kiểm tra hiện trạng nhà đất.
6. Công ty luật LVN Group
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về Biên bản xác nhận hiện trạng nhà ở liền kề cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan trong trong phạm vi này. Trong quá trình nghiên cứu nếu như quý khách hàng còn câu hỏi hay quan tâm và có nhu cầu tư vấn và hỗ trợ về vấn đề Biên bản xác nhận hiện trạng nhà ở liền kề thì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:
- Hotline tư vấn pháp luật: 1900.0191
- Zalo: 1900.0191
- Văn phòng: (028) 777.00.888
- Mail: info@lvngroup.vn
- Website: lvngroup.vn