Hiện nay, do sự phát triển của nền kinh tế và khoa học kỹ thuật đã và đang gây tác động đến nhiều mặt khác trong đời sống như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Trong đó phải kể đến sự tăng lên của tình hình tội phạm với càng nhiều hành vi phạm tội tinh vi và nguy hiểm hơn. Vậy mối quan hệ nhân quả của hành vi phạm tội là gì? Mời quý bạn đọc cùng cân nhắc nội dung trình bày dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này !!
mối quan hệ nhân quả của hành vi phạm tội
1. Hành vi và hậu quả của tội phạm
Hành vi phạm tội là những hành vi thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm. Xét về tính chất, hành vi phạm tội là hành vi gây tổn hại đáng kể cho xã hội, có lỗi và được quy định trong bộ luật hình sự. Xét về cấu trúc, hành vi phạm tội đòi hỏi phải có những dấu hiệu về chủ thể, mặt khách quan và mặt chủ quan, chủ thể phải có lỗi cố ý hoặc vô ý tuỳ từng cấu thành tội phạm cũng như chủ thể phải có động cơ, mục đích nhất định mà cấu thành tội phạm đòi hỏi.
Hậu quả tổn hại là các tổn hại do hành vi khách quan gây ra cho quan hệ xã hội là khách thể bảo vệ được quy định trong bộ luật hình sự và cũng là khách thể của tội phạm.
Hậu quả gây ra cho khách thể của tội phạm được thể hiện qua sự biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động của tội phạm. Tính chất và mức độ của hậu quả được xác định bởi tính chất và mức độ biến đổi của các đối tượng tác động của tội phạm như ở các tội xâm phạm sức khoẻ hoặc bởi những đặc điểm về chất và lượng của chính đối tượng tác động đã bị hành vi khách quan của tội phạm làm biến đổi tình trạng. Tội phạm nào cũng có thể gây ra hậu quả tổn hại và sự biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động của tội phạm.
>> Xem thêm: Phân biệt các loại cấu thành tội phạm
2. Mối quan hệ nhân quả của hành vi phạm tội
Trong Luật Hình sự, quan hệ nhân quả là quan hệ giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả do hành vi đó gây ra trong khi hành vi nguy hiểm cho xã hội phải xảy ra trước hậu quả tác hại về mặt thời gian, phải là nguyên nhân tất yếu gây ra hậu quả tác hại.
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm là mối quan hệ giữa các sự kiện mà trong đó một sự kiện được gọi là nguyên nhân (là hành vi khách quan) làm phát sinh một sự kiện khác gọi là kết quả (là hậu quả của tội phạm).
Việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm đối với những tội có cấu thành vật chất nhằm xác định có được không có tội phạm xảy ra. Theo đó, một người chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội do mình gây ra nếu giữa hành vi đó và hậu quả của tội phạm có mối quan hệ nhân quả.
Việc nghiên cứu mối quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm và hậu quả của tội phạm có ý nghĩa cần thiết trong việc xác định có tội phạm xảy ra được không, xác định tội phạm đã hoàn thành hay chưa, xác định mức độ trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong từng trường hợp cụ thể, cũng như xác định hậu quả xảy ra là của hành vi nào.
Dựa vào cơ sở lý luận của cặp phạm trù nhân quả trong phép biện chứng, có thể xác định được các điều kiện của mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm như sau:
- Hành vi phải xảy ra trước hậu quả về mặt thời gian
- Quan hệ nhân quả là quan hệ khách quan, không phụ thuộc ý muốn chủ quan của con người.
- Hành vi là nguyên nhân gây ra hậu quả tác hại của tội phạm phải là hành vi nguy hiểm cho xã hội, hành vi ấy phải được Luật Hình sự quy định trong điều luật thuộc phần tội phạm cụ thể của Bộ luật Hình sự, phải do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý.
- Hành vi nguy hiểm cho xã hội phải là nguyên nhân tất yếu dẫn đến hậu quả tác hại nói trên. Một hậu quả có thể do nhiều nguyên nhân thứ yếu, vì vậy hậu quả tác hại phải là sự tất yếu của hành vi nguy hiểm.
Một hậu quả của tội phạm có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân (một hoặc nhiều hành vi) trực tiếp gây ra. Do đó mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả của tội phạm được chia thành hai dạng:
– Mối quan hệ nhân quả đơn trực tiếp: Là mối quan hệ nhân quả chỉ có một hành vi trái pháp luật là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả. Đây là quan hệ nhân quả mà chỉ có một hành vi trái pháp luật đóng vai trò là nguyên nhân của hậu quả tội phạm. Bản thân sự vận động nội tại của hành vi trái pháp luật này độc lập đã có khả năng trực tiếp đưa đến hậu quả.
– Mối quan hệ nhân quả kép trực tiếp: Là mối quan hệ có nhiều hành vi trái pháp luật là nguyên nhân, trong đó mỗi hành vi trái pháp luật đều chứa đựng khả năng thực tiễn làm phát sinh hậu quả của việc phạm tội. Có thể hiểu rằng, đây là quan hệ nhân quả mà trong đó nhiều hành vi trái pháp luật cùng đóng vai trò là nguyên nhân cho hậu quả của tội phạm.
3. Một số câu hỏi thường gặp
- Có mấy loại mối quan hệ nhân quả của hành vi phạm tội?
Có 2 loại mối quan hệ, đó là mối quan hệ đơn trực tiếp và mối quan hệ kép trực tiếp.
- Có mấy điều kiện của mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm?
Có 4 điều kiện về mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm.
- Hành vi và hậu quả của việc phạm tội cái nào xảy ra trước?
Hành vi nguy hiểm cho xã hội phải xảy ra trước hậu quả tác hại về mặt thời gian, phải là nguyên nhân tất yếu gây ra hậu quả tác hại.
>> Xem thêm: hành vi phạm tội là gì?
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về vấn đề mối quan hệ nhân quả của hành vi phạm tội, cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình nghiên cứu nếu như quý bạn đọc còn câu hỏi và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của LVN Group về mối quan hệ nhân quả của hành vi phạm tội vui lòng liên hệ với chúng tôi.