Bên cạnh BHXH thì BHYT cũng là một phần cần thiết không thể thiếu đối với mỗi người dân. Với việc tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), người dân sẽ được hỗ trợ thanh toán chi phí khi đi khám, chữa bệnh. Đây là một giải pháp tối ưu giúp người dân giảm bớt gánh nặng kinh tế nếu không may bị ốm đau, tai nạn. Bài viết dưới đây sẽ nêu một số câu hỏi thường gặp về bảo hiểm y tế cũng như luật bảo hiểm y tế số 46/2014/QH13.
Một số câu hỏi nghiên cứu luật bảo hiểm y tế
1. Luật bảo hiểm y tế là gì?
Luật bảo hiểm y tế là văn bản bao gồm các quy định pháp luật liên quan đến bảo hiểm y tế.
2. Luật bảo hiểm y tế hiện nay là luật nào?
Luật bảo hiểm y tế có hiệu lực hiện nay là Luật bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 do Quốc hội ban hành ngày 14/11/2008. Tuy nhiên vào ngày 13/06/2014 Quốc hội 13 ban hành luật bảo hiểm y tế số 46/2014/QH13 sửa đổi bổ sung một số điều của luật bảo hiểm y tế. Vậy nên một số điều, khoản, điểm trong Luật bảo hiểm y tế 2008 đã hết hiệu lực, thay vào đó sẽ áp dụng những điều, khoản được sửa đổi tại luật bảo hiểm y tế số 46/2014/QH13. Ngoài những điều, khoản, điểm được sửa đổi, những quy định khác trong luật bảo hiểm y tế 2008 vẫn giữ nguyên hiệu lực.
3. Những điểm mới của luật bảo hiểm y tế
So với Luật bảo hiểm y tế 2008, luật bảo hiểm y tế số 46/2014/QH13 có một số thay đổi tại các điều khoản cần thiết ảnh hưởng trực tiếp đến người tham gia bảo hiểm y tế. Có thể kể đến một số thay đổi cần thiết tại luật bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung như là: định nghĩa về bảo hiểm y tế, đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, mức hưởng bảo hiểm y tế, các trường hợp không được bảo hiểm y tế chi trả, điều kiện hưởng bảo hiểm y tế 5 năm liên tục, việc cấp phát thẻ bảo hiểm y tế,…
Bạn đọc có thể xem chi tiết những thay đổi của luật bảo hiểm y tế số 46/2014/QH13 tại nội dung trình bày Luật bảo hiểm y tế là gì, thông tin sửa đổi và bổ sung mới nhất của LVN Group.
4. Có gì ở dự thảo luật bảo hiểm y tế sửa đổi
Bộ Y tế đã dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP nhằm khắc phục được những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình tổ chức, thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế nói chung, trong thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo phương thức thanh toán theo giá dịch vụ.
Tại dự thảo, Bộ đề xuất bổ sung các quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, phương thức đóng bảo hiểm y tế của một số đối tượng, mức hưởng bảo hiểm y tế, thanh toán chi phí khám chữa bệnh…
Căn cứ, Bộ đề xuất bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế như: Người dân sinh sống ở các xã An toàn khu, vùng An toàn khu cách mạng trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ (nhóm do ngân sách nhà nước đóng); người dân tộc thiểu số thoát nghèo theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 (nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng)…
Bổ sung thêm mức hưởng 100% cho nhóm đối tượng người tham gia kháng chiến và bảo vệ Tổ quốc, mức hưởng 95% cho nhóm đối tượng người dân tộc thiểu số thoát nghèo nêu trên.
5. Văn bản hợp nhất luật bảo hiểm y tế là gì?
Văn bản hợp nhất là một thuật ngữ pháp lý dùng để chỉ những văn bản được ban hành thông qua việc tổng hợp những điều luật còn hiệu lực và những điều luật không còn phù hợp và được sửa đổi, bổ sung một số nội dung bằng một văn bản khác.
Văn bản hợp nhất là tập hợp những điều luật còn hiệu lực cũng như các sửa đổi bổ sung liên quan đến bảo hiểm y tế. Văn bản hợp nhất luật bảo hiểm y tế bao gồm các văn bản sau:
– Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 ngày 14 tháng 11 năm 2008 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2009.
– Luật số 32/2013/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2013 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014;
– Luật số 46/2014/QH13 ngày 13 tháng 6 năm 2014 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015;
– Luật Phí và lệ phí số 97/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017;
– Luật số 35/2018/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2018 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019;
– Luật Cư trú số 68/2020/QH14 ngày 13 tháng 11 năm 2020 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2021.
Trên đây là một số câu hỏi thường gặp khi bạn đọc nghiên cứu về luật bảo hiểm y tế số 46/2014/QH13. Trong quá trình nghiên cứu nếu như quý bạn đọc còn câu hỏi hay quan tâm và có nhu cầu sử dụng dịch vụ của LVN Group vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau: Website: lvngroup.vn.