Mua hóa đơn đỏ có vi phạm pháp luật không? (Chi tiết 2023) - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - ACC - Mua hóa đơn đỏ có vi phạm pháp luật không? (Chi tiết 2023)

Mua hóa đơn đỏ có vi phạm pháp luật không? (Chi tiết 2023)

Với nền kinh tế thị trường ngày một phát triển thì việc mua bán hàng hóa đã quá quen thuộc với cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Gắn liền với hoạt động mua bán hàng hóa luôn là những hóa đơn, chứng từ liên quan đến hàng hóa được mua bán. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều những trường hợp mua bán hóa đơn mà không kèm theo hàng hóa, dịch vụ. Vậy việc mua bán hóa đơn đỏ có vi phạm pháp luật không? Bài viết này của chúng tôi sẽ giải quyết câu hỏi này. 

Mua bán hóa đơn đỏ có vi phạm pháp luật không? 

1. Hóa đơn là gì?

Thông tư 39/2014/TT-BTC hết hiệu lực từ ngày 01/11/2020 theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 26 Thông tư 68/2019/TT-BTC. Tuy nhiên, Khoản 2 Điều 26 được sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 88/2020/TT-BTC gia hạn hiệu lực Thông tư 39/2014/TT-BTC đến hết ngày 30/6/2023. 

Do đó, căn cứ vào Khoản 1 Điều 3 Thông tư 39/2014/TT-BTC thì hóa đơn được định nghĩa như sau: Hóa đơn là chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo hướng dẫn của pháp luật. 

1.1 Các loại hóa đơn 

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 5 Thông tư 119/2014/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 3 Thông tư 39/2014/TT-BTC thì hóa đơn gồm các loại sau: 

– Hóa đơn giá trị gia tăng là loại hóa đơn dành cho các tổ chức khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động sau:

+ Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nội địa. 

+ Hoạt động vận tải quốc tế. 

+ Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu. 

– Hóa đơn bán hàng dùng cho các đối tượng sau đây:

+ Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp khi bán hàng hóa, dịch vụ trong nội địa, xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu.

+ Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan”.

– Hóa đơn khác gồm: tem; vé; thẻ; phiếu thu tiền bảo hiểm…

– Phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không; chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế; chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng…, cách thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật có liên quan.

1.2 Hình thức của hóa đơn

Hóa đơn được thể hiện bằng các cách thức sau:

– Hóa đơn tự in là hóa đơn do các tổ chức kinh doanh tự in ra trên các thiết bị tin học, máy tính tiền hoặc các loại máy khác khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

– Hóa đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý theo hướng dẫn tại Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành. 

– Hóa đơn đặt in là hóa đơn do các tổ chức đặt in theo mẫu để sử dụng cho hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, hoặc do đơn vị thuế đặt in theo mẫu để cấp, bán cho các tổ chức, hộ, cá nhân.

2. Hóa đơn đỏ là gì?

Hóa đơn đỏ là một cách gọi khác của loại hóa đơn giá trị gia tăng, do Bộ Tài chính phát hành hoặc do doanh nghiệp tự in ra sau khi đã đăng ký mẫu hóa đơn với đơn vị thuế, hóa đơn đỏ chính là một loại chứng từ có giá trị pháp lý thể hiện giá trị hàng hóa hoặc dịch vụ mà người bán, bên cung ứng dịch vụ xuất cho bên mua, bên sử dụng dịch vụ.

Hoá đơn đỏ có vai trò như sau:

+ Là bằng chứng về việc mua bán hàng hóa dịch vụ. 

+ chứng từ, là cơ sở ban đầu mà doanh nghiệp dùng để kê khai nộp thuế, khấu trừ, hạch toán chi phí thực tiễn phát sinh, hoàn thuế và xác định những chi phí hợp lệ khi tính thuế đối với đơn vị thuế.  

3. Mua hóa đơn đỏ có vi phạm pháp luật không?

Điểm c khoản 3 Điều 2 Thông tư liên tịch 10/2013/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BTC quy định về việc mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước gồm các hành vi sau đây:

– Mua, bán hóa đơn chưa ghi nội dung hoặc ghi nội dung không trọn vẹn, không chính xác theo hướng dẫn. 

– Mua, bán hóa đơn đã ghi nội dung, nhưng không có hàng hóa, dịch vụ kèm theo. 

– Mua, bán hóa đơn giả, hóa đơn không có giá trị sử dụng, hóa đơn đã hết giá trị sử dụng, hóa đơn của cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc cấp cho khách hàng khi bán hàng hóa dịch vụ. 

– Mua, bán, sử dụng hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa, dịch vụ giữa các liên của hóa đơn.

Vì sao lại có những trường hợp mua bán hóa đơn đỏ? Xuất phát từ việc hóa đơn đỏ là căn cứ để doanh nghiệp kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào và đầu ra cũng như hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp. Bởi lẽ, căn cứ vào hóa đơn đỏ nếu thuế giá trị gia tăng đầu vào lớn hơn thuế giá trị gia tăng đầu ra thì doanh nghiệp sẽ được nhà nước khấu trừ cho khoản chênh lệch đó; còn nếu thuế giá trị gia tăng đầu ra lớn hơn thuế giá trị gia tăng đầu vào thì doanh nghiệp sẽ phải nộp lại khoản chênh lệch đó cho nhà nước. Do đó, hiện nay có nhiều doanh nghiệp đã thực hiện hành vi mua bán hóa đơn đỏ nhằm bù trừ, cân đối giữa thuế giá trị gia tăng đầu vào và đầu ra nhằm hạn chế số tiền thuế giá trị gia tăng của nhà nước phải nộp cho đơn vị nhà nước, thậm chí việc mua bán hóa đơn đỏ còn để trục lợi từ khoản khấu trừ của nhà nước dành cho doanh nghiệp. Nói tóm lại, nguyên nhân chính dẫn đến hiện trạng mua bán hóa đơn đỏ rất đáng báo động ngày nay là do mục đích vụ lợi của các cá nhân, tổ chức. 

Do tính chất nghiêm trọng của việc mua bán hóa đơn đỏ và trật tự quản lý của nhà nước về hóa đơn, nên theo hướng dẫn pháp luật, việc mua bán hóa đơn đỏ được xác định là hành vi vi phạm pháp luật. 

4. Mua hóa đơn đỏ bị xử lý thế nào?

Như đã đề cập ở trên thì mua bán hóa đơn đỏ là hành vi vi phạm pháp luật, không chỉ dừng lại ở việc bị xử phạt vi phạm hành chính mà việc mua bán hóa đơn đỏ còn được quy định là một tội phạm trong Bộ luật hình sự. 

Căn cứ vào Điều 203 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017 thì hành vi mua bán trái phép hóa đơn đỏ khi thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành tội phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự và sẽ bị xử lý như sau:

+ Đối với cá nhân: Thứ nhất, bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Thứ hai, bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Mặt khác còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.Tùy vào mức độ và tính chất của hành vi vi phạm thì sẽ bị xử lý với các mức độ khác nhau. 

+ Đối với doanh nghiệp: Thứ nhất, bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng. Thứ hai,  bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng. Thứ ba, phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ hình sự 2015, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Mặt khác, còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm. Tùy vào mức độ và tính chất của hành vi vi phạm thì sẽ bị xử lý với các mức độ khác nhau. 

Trên đây là toàn bộ nội dung về vấn đề mua bán hóa đơn đỏ có vi phạm pháp luật được không mà chúng tôi gửi đến quý bạn đọc. Trong quá trình nghiên cứu nếu có câu hỏi hoặc cần hỗ trợ trong các lĩnh vực hóa đơn, chứng từ hay trách nhiệm hình sự thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn sớm nhất. Chúng tôi có các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ mà bạn cần. 

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com