NATO là gì? Những điều cần biết

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) được thành lập ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Đây là liên minh quân sự hùng mạnh nhất thế giới với 30 nước thành viên, trong đó hầu hết các quốc gia EU đều là thành viên của NATO. Để bạn đọc hiểu rõ hơn, chúng tôi sẽ hướng dẫn qua nội dung trình bày dưới đây: NATO là gì? Những điều cần biết.

NATO là gì? Những điều cần biết

1. NATO là gì? 

Theo thống kê, thế giới có hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, được chia làm 6 châu lục. Các quốc gia có chung bản sắc và lợi ích thường có xu hướng hợp tác, liên minh với nhau thành một khối để tương trợ hoặc chống lại các khối khác không cùng chí hướng. Nhắc đến liên minh các quốc gia không thể không nhắc đến Liên minh quân sự được coi là lớn nhất thế giới, NATO.

NATO là viết tắt của North Atlantic Treaty Organization hay còn gọi là Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương. Đây là một liên minh quân sự – chính trị được thành lập dựa trên Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương được ký kết vào ngày 04/04/1949 tại Washington.

NATO có sự tham gia của những “ông lớn” như Mỹ, Anh, Pháp, phần lớn các nước Châu Âu và Canada. Trụ sở của liên minh quân sự này được đặt tại Brúc-xen (Bỉ). Người đứng đầu Bộ Tư lệnh Châu Âu là Tư lệnh tối cao (do tướng Mỹ đảm nhiệm).

2. Đặc điểm của NATO

NATO là liên minh về chính trị và quân sự nhằm đảm bảo quyền tự do và an ninh của các quốc gia thành viên thông qua các chính sách về chính trị và quân sự.

NATO tuân thủ nguyên tắc phòng thủ tập thể, rằng một cuộc tấn công chống lại một hoặc một số thành viên của liên minh được coi là một cuộc tấn công chống lại cả khối NATO.

NATO là một liên minh xuyên Đại Tây Dương giữa các quốc gia ở Châu Âu và Bắc Mỹ, cho phép các nước thành viên tham vấn, hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh, và tiến hành các hoạt động quản lý khủng hoảng đa quốc gia cùng nhau.

3. Khối NATO gồm những nước nào?

Không phải ngẫu nhiên mà NATO được xem là liên minh quân sự lớn nhất thế giới, bởi nó tập hợp rất nhiều cường quốc và các nước thành viên. Nội dung dưới đây sẽ giúp bạn nắm rõ NATO gồm những nước nào. Có thể chia NATO thành các nhóm thành viên như sau:

3.1. Các nước sáng lập NATO 

Tại thời gian thành lập, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương gồm có Anh, Bỉ, Bồ Đào Nha, Canada, Đan Mạch, Hà Lan, Mỹ, Iceland, Luxembourg, Na Uy, Pháp, Ý. Trong đó, Mỹ, Anh, Pháp là 3 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

3.2. Các thành viên trong thời kỳ chiến tranh lạnh

Trong thời kỳ chiến tranh lạnh (1947 – 1991), NATO có sự tham gia của các quốc gia:

  • Hy Lạp (18/02/1952)
  • Thổ Nhĩ Kỳ (18/02/1952)
  • CHLB Đức (09/05/1955)
  • Tây Ban Nha (30/05/1982)

3.3. Các thành viên Đông Âu sau chiến tranh lạnh

Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc và chế độ Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu tan ra, Mỹ ra sức thiết lập trật tự thế giới mới “một cực”. Những cải cách của NATO đạt nhiều thành công thu hút một loạt các nước Đông Âu gia nhập NATO:

  • Ba Lan (27/05/1999)
  • Cộng hoà Séc (27/05/1999)
  • Hungary (27/05/1999)
  • Bulgaria (29/03/2004)
  • Estonia (29/03/2004)
  • Latvia (29/03/2004)
  • Litva (29/03/2004)
  • Romania (29/03/2004)
  • Slovakia (29/03/2004)
  • Slovenia (29/03/2004)
  • Croatia (01/04/2009)
  • Albania (01/04/2009)
  • Montenegro (05/06/2017)
  • Bắc Macedonia (27/03/2020)

4. Mục đích thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương

Việc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương được thành lập có mối quan hệ mật thiết với tình hình thế giới lúc bấy giờ. Vào thời gian này, sức ảnh hưởng của Liên Xô và Chủ nghĩa Cộng Sản đang phát triển rất mạnh mẽ ở Châu Âu. Điều này tất nhiên khiến các nước Chủ nghĩa Tư Bản lo ngại, vì thế lý do NATO được thành lập chính là để phòng vệ và ngăn chặn sự ảnh hưởng kể trên.

Ngay sau khi liên minh quân sự NATO thành lập, một liên minh khác của các nước xã hội chủ nghĩa cũng đã được ra đời với tên gọi Tổ chức Hiệp ước Warsaw (hay còn gọi là Khối Vác-sa-va) bao gồm Liên Xô, Ba Lan, Bulgaria, Hungary, Đông Đức, Romania, Albania, Tiệp Khắc. Hai khối quân sự nằm ở hai trục chính trị, quân sự khác nhau chính là mồi lửa châm ngòi cho Chiến tranh lạnh vào nửa cuối thế kỷ XX.

Một trong những tuyên bố về mục tiêu của NATO là bảo vệ các nước thành viên trước bất kỳ cách thức xâm lược lãnh thổ nào. Hiệp ước quy định: trong trường hợp có “tiến công vũ trang” vào một hoặc một số nước thành viên của NATO thì các nước khác phải nhanh chóng giúp đỡ, bao gồm cả sử dụng lực lượng vũ trang. Thời gian đầu thành lập, NATO chỉ là một liên minh chính trị. Tuy nhiên, dưới sự tác động của cuộc chiến tranh Triều Tiên, tổ chức quân sự đã được hợp nhất.

Cơ quan chính trị cao nhất của NATO là Hội đồng Bắc Đại Tây Dương, bao gồm tất cả các nước thành viên cùng với sự chủ trì của Tổng thư ký NATO, ông Jens Stoltenberg – sẽ tiến hành các phiên họp định kỳ.

5. Chiến lược mới NATO đi kèm những căng thẳng mới

Những mối đe dọa và thách thức mới khiến NATO phải đối mặt những căng thẳng mới.

Kết thúc hội nghị, lãnh đạo các nước NATO nêu rõ trong bối cảnh cuộc khủng hoảng an ninh nghiêm trọng và các lệnh trừng phạt mà phương Tây áp đặt lên Nga, giá năng lượng và các mặt hàng thiết yếu đang liên tục leo thang và không có dấu hiệu dừng lại.

Tài chính của khối cũng có thể là một vấn đề nhạy cảm khi chỉ 9 trong số 30 thành viên của NATO đáp ứng mục tiêu mà liên minh đề ra là chi 2% tổng sản phẩm quốc nội cho phòng thủ.

Cũng trong hội nghị NATO, Thủ tướng Anh Boris Johnson kêu gọi các đồng minh NATO nâng cao khả năng răn đe và đảm bảo khả năng phòng thủ trong thập niên tới. Ông Stoltenberg cũng cho biết đang tiến hành cuộc đại tu hệ thống phòng thủ tập thể lớn nhất kể từ khi Chiến tranh Lạnh chấm dứt.

Thủ tướng Nhật Kishida Fumio nhấn mạnh những nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng bằng vũ lực đều không được chấp nhận ở bất kỳ nơi đâu. Theo các quan chức Nhật, rõ ràng là ông Kishida đang muốn nói đến xung đột giữa Nga – Ukraine và các hoạt động hàng hải bất hợp pháp của Trung Quốc. Những động thái này tiềm ẩn khả năng đe dọa trật tự an ninh của liên minh NATO.

Trong một bài đăng hôm 29-6, Thông tấn xã Trung ương Triều Tiên KCNA lo ngại việc Nhật và Hàn Quốc lần đầu tiên tham dự hội nghị thượng đỉnh NATO là dấu hiệu đáng lo ngại vì có khả năng thành lập một “NATO phiên bản châu Á”.

Trên đây là các nội dung trả lời của chúng tôi về NATO là gì? Những điều cần biết. Trong quá trình nghiên cứu, nếu như các bạn cần Công ty Luật LVN Group hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được trả lời.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com