Việc Ngân hàng Nhà nước mua trái phiếu Chính phủ là một chính sách tiền tệ hợp lý trong thời gian hiện tại, nhằm tạo ra nguồn tài trợ nhu cầu phục hồi kinh tế sau đại dịch. Hãy cùng LVN Group nghiên cứu thêm !!
1. Trái phiếu chính phủ là gì?
Trái phiếu chính phủ là trái phiếu do chính phủ phát hành, có thời hạn, có mệnh giá và lãi suất. Chính phủ dùng trái phiếu để huy động vốn cho nhà nước có thêm ngân sách nhằm thực hiện những dự án đầu tư có phạm vi trong nước, hoặc những chương trình do nhà nước tổ chức. Dễ hiểu hơn, trái phiếu chính phủ chính là cách thức để nhà nước vay vốn cho ngân sách. Vì vậy, nhà nước phải trả nợ và thực hiện những quyền lợi cho người sở hữu trái phiếu chính phủ.
2. Việc Ngân hàng Nhà nước mua trái phiếu Chính phủ đem lại lợi ích gì?
Có nhiều ý kiến cho rằng nên cho phép Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mua trái phiếu Chính phủ để một mặt giúp hỗ trợ ngân sách Nhà nước đáp ứng nhu cầu chi y tế, bảo trợ xã hội trong mùa dịch, mặt khác hỗ trợ thanh khoản cho nền kinh tế, nhưng vẫn kiểm soát được lạm phát.
Trong đại dịch COVID-19, nhiều Ngân hàng Trung ương tại các quốc gia đang phát triển đã thực hiện việc mua lại trái phiếu Chính phủ với số lượng lớn để hỗ trợ nền kinh tế và xem đây là chính sách tiền tệ cần thiết trong giai đoạn này. Úc là quốc gia đầu tiên được ghi nhận đã thực hiện chính sách tiền tệ nói trên để kích thích nền kinh tế. Tháng 2/2020, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cũng đã phát hành một loại trái phiếu tương tự, có mục đích giảm thiểu thất nghiệp trong thời gian đại dịch.
Có thể thấy, cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 đã khiến nền kinh tế của Việt Nam gánh chịu một khoản chi phí khổng lồ cho công tác phòng chống dịch bệnh, xây dựng và nâng cấp hệ thống y tế, cũng như các khoản bảo trợ xã hội cho những đối tượng chịu ảnh hưởng từ đại dịch. Bên cạnh đó, nguồn thu của ngân sách cũng bị sụt giảm nặng nề do các biện pháp phong tỏa, giãn cách gây ra. Vì thế, việc NHNN mua lại trái phiếu Chính phủ là một chính sách tiền tệ hợp lý trong thời gian hiện tại, nhằm tạo ra nguồn tài trợ nhu cầu phục hồi kinh tế sau đại dịch. Tuy nhiên, việc thực hiện cần phải xem xét một số điều kiện cụ thể.
Về lợi ích trực tiếp của việc mua này là mang lại nguồn tài trợ cho công tác phòng chống dịch bệnh; đảm bảo phúc lợi xã hội. Mặt khác, chính sách này còn mang lại các lợi ích dài hạn và cần thiết hơn, đó là mang lại các điều kiện tài chính thuận lợi cho việc phục hồi kinh tế.
3. Quy mô thị trường TPCP so với khu vực
Mặc dù thị trường TPCP Việt Nam có sự phát triển nhanh trong thời gian qua, tuy nhiên, so với tiềm năng của nền kinh tế và các nước trong khu vực, quy mô thị trường trái phiếu Việt Nam vẫn còn nhỏ.
Tính đến thời gian tháng 7/2018, dư nợ thị trường trái phiếu Việt Nam là 39,9% GDP năm 2017, trong đó dư nợ thị trường TPCP là 29,2% GDP năm 2017. Trong khi quy mô thị trường trái phiếu của Malaysia là 95% GDP (trong đó TPCP là 49,7% GDP); Singapore là 81,1% GDP (TPCP chiếm 49,6% GDP), Thái Lan là 73% GDP (TPCP chiếm 53% GDP), Trung Quốc là 68,8% GDP (TPCP chiếm 49,8% GDP).
Về thanh khoản của thị trường, tính chung 7 tháng đầu năm 2018, giá trị giao dịch bình quân phiên đạt 10,4 nghìn tỷ đồng/phiên, tăng 15% so với bình quân năm 2017. Giá trị giao dịch trên thị trường thứ cấp TPCP Việt Nam tương đương với giá trị giao dịch bình quân phiên của Thái Lan nhưng vẫn thấp hơn giá trị giao dịch bình quân tương đương khoảng 32 nghìn tỷ đồng/phiên của Hàn Quốc và Singapore.
Quy mô thị trường TPCP Việt Nam vẫn còn nhỏ là do sự phát triển của nền kinh tế còn ở mức độ thấp nên nguồn vốn tiết kiệm dài hạn từ các công ty bảo hiểm, các quỹ hưu trí bắt buộc còn hạn chế, trong khi hệ thống các quỹ hưu trí tự nguyện đang bắt đầu hình thành. Hoạt động của nhà tạo lập thị trường chủ yếu tập trung trên thị trường sơ cấp, vai trò trên thị trường thứ cấp còn hạn chế. Hạ tầng kỹ thuật còn chưa theo kịp với tốc độ phát triển của thị trường thời gian qua.
4. Việc Ngân hàng Nhà nước mua trái phiếu Chính phủ có thật sự hiệu quả?
Thật ra chính sách các ngân hàng trung ương mua trái phiếu do Chính phủ phát hành là không mới, đây là nghiệp vụ thông thường của nhiều trên thế giới, nhất là tại những nền kinh tế phát triển như Mỹ, Nhật Bản hay khu vực châu Âu với các gói nới lỏng định lượng. Đơn cử như Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) thường mạnh tay in thêm tiền mua tài sản để hỗ trợ thị trường mỗi khi nền kinh tế Mỹ đối mặt với khủng hoảng, mà không chỉ mua TPCP, đơn vị này còn chấp nhận mua cả trái phiếu doanh nghiệp khiến bảng cân đối kế toán ngày càng phình to tăng gấp cả chục lần.
Nhưng cũng cần lưu ý đối với nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, sức mạnh tiền đồng ít nhiều còn hạn chế khi mới giữ được giá trị khá ổn định trong những năm gần đây, cần phải thận trọng đối với chính sách này, vì nếu không khéo sẽ khiến niềm tin vào đồng nội tệ suy giảm cộng thêm nỗi lo lạm phát, từ đó có thể gây áp lực lên tỷ giá lẫn lạm phát.
Khi đó, lượng tiền bơm ra từ nguồn vốn mà Chính phủ huy động được nhờ bán trái phiếu cho NHNN có thể suy giảm giá trị, và khi đó hiệu quả của các chính sách cũng sẽ bị hạn chế hoặc thậm chí triệt tiêu nếu đồng nội tệ bị mất giá mạnh.
Trong trường hợp NHNN không in thêm tiền mà sử dụng nguồn dự trữ ngoại hối chuyển sang tiền đồng để mua TPCP, khi đó lượng cung tiền đồng cũng không thể tăng lên, vì nguồn vốn mà Chính phủ bơm ra từ kênh huy động qua trái phiếu cũng chính là lượng tiền đồng mà NHNN hút về thông qua việc bán ngoại tệ ra thị trường.
Đối với phương án NHNN mua lại TPCP của các nhà đầu tư giúp nhóm này có vốn để tiếp tục mua TPCP, thật ra hiện nay NHNN vẫn có nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá cho các tổ chức tín dụng, theo đó NHNN có thể mua hẳn hoặc mua có kỳ hạn TPCP của các ngân hàng, tuy nhiên nghiệp vụ này thường chỉ diễn ra đối với các kỳ hạn ngắn.
Trên đây là nội dung trình bày đã gửi tới cho bạn một số kiến thức cơ bản về Ngân hàng Nhà nước mua trái phiếu Chính phủ. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào xin hãy liên hệ với công ty Luật LVN Group để được đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp tư vấn và hỗ trợ nhiệt tình nhất.