Ngày đáo hạn chứng khoán phái sinh - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - ACC - Ngày đáo hạn chứng khoán phái sinh

Ngày đáo hạn chứng khoán phái sinh

Ngoài cổ phiếu, thị trường chứng khoán còn có các công cụ tài chính khác hỗ trợ Nhà đầu tư (NĐT) sinh lợi nhuận, điển hình phải kể đến sản phẩm Chứng khoán phái sinh (CKPS) – công cụ tài chính còn mới mẻ với đa phần NĐT F0. Hãy cùng LVN Group nghiên cứu Ngày đáo hạn chứng khoán phái sinh là gì?

Ngày đáo hạn chứng khoán phái sinh là gì?

1. Chứng khoán phái sinh là gì?

Theo khoản 9 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019, “Chứng khoán phái sinh là công cụ tài chính dưới dạng hợp đồng, bao gồm hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn, trong đó xác nhận quyền, nghĩa vụ của các bên đối với việc thanh toán tiền, chuyển giao số lượng tài sản cơ sở nhất định theo mức giá đã được xác định trong khoảng thời gian hoặc vào ngày đã xác định trong tương lai.”

Thị trường chứng khoán phái sinh là nơi trao đổi, giao dịch, mua/bán chứng khoán phái sinh (các công cụ tài chính dưới dạng hợp đồng), hoạt động hợp pháp dưới sự quản lý của pháp luật và Nhà nước.

Ví dụ về chứng khoán phái sinh:

Bạn là nông dân trồng lúa, giá gạo ở thời gian hiện tại (1/4) khi chưa tới vụ thu hoạch là vào khoảng 15.000đ/kg, khá cao so mọi năm.

Với kinh nghiệm lâu năm của mình bạn biết rằng giá gạo nhiều khả năng sẽ giảm trong tương lai khi vào chính vụ thu hoạch, điều đó đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải bán giá thấp hơn và làm lợi nhuận suy giảm.

Do đó, để tránh rủi ro bị giảm giá bạn sẽ ký 1 hợp đồng tương lai với người mua rằng tới thời gian điểm thu hoạch (30/4) sẽ giao hàng cho anh ta với giá 15.000đ/kg, bất chấp giá gạo lúc đó diễn biến thế nào.

Đây chính là những sản phẩm phái sinh sơ khai nhất của thị trường hàng hóa mà sau này được giới “đầu cơ” sử dụng như một công cụ để tìm kiếm lợi nhuận.

Nếu bạn không phải là nông dân trồng lúa, bạn chẳng có hạt gạo nào để giao cho người mua tại thời gian thu hoạch.

Tuy nhiên bạn vẫn có thể ký hợp đồng tương lai với người mua và sau đó mua lại gạo trên thị trường để giao ở thời gian 30/4.

Khi này bạn muốn tham gia thị trường phái sinh đơn giản chỉ là vì bạn tin rằng giá gạo sẽ giảm trong tương lai và bạn muốn kiếm lời dựa trên khoản chênh lệch đó chứ không phải để giảm thiểu rủi ro giảm giá.

2. Các loại chứng khoán phái sinh

Chứng khoán phái sinh bao gồm 4 loại chính:

  • Hợp đồng kỳ hạn: là một thỏa thuận giữa hai bên tham gia để mua và bán một loại tài sản ở một thời gian nhất định trong tương lai với mức giá được xác định trước ngay ở thời gian hiện tại.
  • Hợp đồng tương lai: là hợp đồng kỳ hạn được chuẩn hóa, niêm yết và giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán.
  • Hợp đồng quyền chọn: Người nắm giữ hợp đồng quyền chọn có quyền, nhưng không có nghĩa vụ, mua hoặc bán một loại tài sản cơ sở tại một thời gian nhất định trong tương lai theo mức giá được xác định trước. Người bán hợp đồng có nghĩa vụ thực hiện giao dịch khi người nắm giữ hợp đồng chọn thực hiện quyền. Hợp đồng quyền chọn bao gồm quyền chọn mua và quyền chọn bán.
  • Hợp đồng hoán đổi: Hợp đồng hoán đổi là một thỏa thuận giữa hai bên về việc hoán đổi các dòng tiền phát sinh từ các công cụ tài chính trong tương lai. Hợp đồng sẽ quy định rõ thời gian hoán đổi dòng tiền và phương pháp tính toán cụ thể.

Trong đó, hợp đồng tương lai sẽ là sản phẩm chứng khoán phái sinh đầu tiên được niêm yết và giao dịch trên thị trường Việt Nam, cụ thể là Hợp đồng tương lai trên chỉ số cổ phiếu (VN30 và HNX30) và Hợp đồng tương lai trên trái phiếu chính phủ (kỳ hạn 5 năm). Các sản phẩm này được lựa chọn trước tiên do tính chất sản phẩm đơn giản, tài sản cơ sở đều là các công cụ có độ rủi ro thấp và có tính uỷ quyền cao. Nguyên tắc giao dịch Hợp đồng tương lai cũng không quá khác biệt so với giao dịch cổ phiếu trên thị trường cơ sở.

3. Đối tượng tham gia thị trường chứng khoán phái sinh

Những đối tượng tham gia thị trường chứng khoán phái sinh:

  • Những tổ chức hoặc cá nhân có nhu cầu giao dịch tài sản cơ sở, đầu tư chứng khoán phái sinh để phòng ngừa rủi ro, hạn chế biến động về tài sản.
  • Các tổ chức hoặc các nhân tham gia mua/bán một hoặc nhiều chứng khoán phái sinh nhằm kiếm lợi nhuận từ sự chênh lệch giá.

4.Ngày đáo hạn chứng khoán phái sinh là gì?

Đáo hạn phái sinh (Expiration date) là ngày cuối cùng mà hợp đồng phái sinh còn hiệu lực. Trước ngày này, nhà đầu tư cần đưa ra quyết định với vị thế mà họ đang giữ. Sau khi hợp đồng quyền chọn hay hợp đồng tương lai qua hết ngày đáo hạn phái sinh, nó sẽ không còn giá trị, cho nên ngày đáo hạn phái sinh cũng chính là ngày cuối cùng để giao dịch quyền chọn.

Trong trường hợp nhà đầu tư không thực hiện quyền chọn, hoàn tất vị thế để nhận tài sản hoặc lợi nhuận, đồng nghĩa với việc để hợp đồng hết hạn và vô giá trị.

5. Phiên đáo hạn phái sinh là ngày nào?

Phiên đáo hạn phái sinh sẽ phụ thuộc vào công cụ phái sinh được giao dịch. Ví dụ, ở Hoa Kỳ, vào ngày thứ Sáu thứ 3 của tháng mà hợp đồng hết hạn sẽ là ngày hết hạn của quyền chọn mua cổ phiếu niêm yết. 

Đối với các quyền chọn theo tùy chọn chỉ số kiểu Châu Âu, ngày đáo hạn sẽ là một ngày trước ngày đáo hạn, ví dụ nếu quy định trên hợp đồng là ngày thứ Sáu thì ngày đáo hạn sẽ là ngày thứ Năm.

Ngày đáo hạn phái sinh là ngày nào? Đó là ngày công cụ phái sinh quyết toán, đến hạn

thanh toán hoặc hết hạn, ngày mà các nghĩa vụ không còn được tích lũy và việc thanh toán cuối cùng diễn ra.

6. Chứng khoán phái sinh đáo hạn thời gian nào?

Mỗi công cụ phái sinh đều quy định ngày đáo hạn cụ thể. Tại thị trường Việt Nam theo hướng dẫn vào ngày thứ Năm lần thứ 3 trong tháng đáo hạn sẽ là ngày đáo hạn phái sinh định kỳ. Tháng đáo hạn được hiểu lần lượt là tháng hiện tại, tháng kế tiếp, tháng cuối cùng của 2 quý gần nhất.

7. Đáo hạn phái sinh có ảnh hưởng tới thị trường không?

Có thể khẳng định ngày đáo hạn phái sinh ảnh hưởng lớn đến thị trường, xu hướng chung trước ngày đáo hạn thị trường biến động khá mạnh. Bởi vì vào ngày đáo hạn, các nhà đầu tư dù đang ở vị thế nào đều phải thực hiện vị thế trong giao dịch hoặc lựa chọn không thực hiện để hợp đồng trở nên vô giá trị. Chính vì thế, họ có thể bán/không bán và mua/không mua trong giao dịch để chốt lời hoặc cắt lỗ.

 

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com