Nghị định 103/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Công an nhân dân

Nghị định 103/2015/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 20 tháng 10 năm 2015 quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Công an nhân dân về: Tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân; chức vụ, chức danh tương đương chức vụ Tổng cục trưởng, Tư lệnh trong Công an nhân dân; hạn tuổi phục vụ của sĩ quan Công an nhân dân; chế độ, chính sách đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân nghỉ hưu, chuyn ngành, thôi phục vụ trong Công an nhân dân. Mời bạn đọc theo dõi nội dung trình bày chi tiết sau đây của LVN Group.

Nghị định 103/2015/NĐ-CP

1. Tóm tắt nội dung văn bản

Nghị định 103/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Công an nhân dân với nhiều quy định như: Tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân; chức danh, chức vụ tương đương Tổng cục trưởng, Tư lệnh trong CAND; hạn tuổi sĩ quan; chính sách đối với CAND nghỉ hưu, thôi phục vụ;… được ban hành ngày 20/10/2015.

Tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân

Tiêu chuẩn tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân quy định tại Nghị định 103

– Là công dân Việt Nam;

– Bảo đảm tiêu chuẩn về chính trị của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân; có phẩm chất đạo đức, sức khỏe tốt; tự nguyện phục vụ trong Công an nhân dân theo chế độ chuyên nghiệp hoặc tuyển dụng;

– Có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ, năng khiếu phù hợp với CAND.

Hạn tuổi phục vụ của sĩ quan Công an nhân dân

Nghị định 103/2015 quy định Sĩ quan Công an nhân dân là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia cao cấp có thể được kéo dài hạn tuổi phục vụ khi có đủ các điều kiện sau:

– Đơn vị trực tiếp sử dụng sĩ quan Công an nhân dân hoặc đơn vị khác trong Công an nhân dân thực sự có nhu cầu;

– Sĩ quan CAND có sức khỏe, phẩm chất, năng lực chuyên môn nghiệp vụ và tự nguyện tiếp tục công tác theo yêu cầu.

Chế độ, chính sách đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân nghỉ hưu, chuyển ngành, thôi phục vụ trong Công an nhân dân

Nghị định số 103/2015/NĐ-CP quy định sĩ quan Công an nhân dân được nghỉ hưu khi đủ một trong các điều kiện sau:

+ Sĩ quan Công an đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí theo pháp luật về bảo hiểm xã hội;

+ Sĩ quan CAND hết hạn tuổi phục vụ theo hướng dẫn tại Khoản 1 Điều 29 Luật Công an nhân dân và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên;

+ Trường hợp sĩ quan Công an nhân dân chưa đủ điều kiện nghỉ hưu theo hướng dẫn tại Điểm a, b Khoản 1 Điều 14 Nghị định 103 năm 2015 mà Công an nhân dân không còn nhu cầu bố trí hoặc không chuyển ngành được hoặc sĩ quan CA tự nguyện xin nghỉ nếu nam sĩ quan đủ 25 năm, nữ sĩ quan đủ 20 năm phục vụ trong Công an nhân dân trở lên.

Nghị định 103 còn quy định việc ưu tiên tuyển chọn sinh viên, học sinh vào Công an nhân dân; chức vụ, chức danh tương đương chức vụ Tổng cục trưởng, Tư lệnh CAND; chế độ, chính sách đối với sĩ quan Công an được kéo dài hạn tuổi phục vụ, chuyển ngành, xuất ngũ CAND,… Nghị định số 103/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 06/12/2015.

2. Nội dung của Nghị định 103/2015/NĐ-CP

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ BIỆN PHÁP THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT CÔNG AN NHÂN DÂN

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Công an nhân dân ngày 27 tháng 11 năm 2014;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an,

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Công an nhân dân.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Công an nhân dân về: Tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân; chức vụ, chức danh tương đương chức vụ Tổng cục trưởng, Tư lệnh trong Công an nhân dân; hạn tuổi phục vụ của sĩ quan Công an nhân dân; chế độ, chính sách đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân nghỉ hưu, chuyn ngành, thôi phục vụ trong Công an nhân dân.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Công an các đơn vị, địa phương; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân.

2. Cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài cư trú, hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải thực hiện quy định của Nghị định này và các quy định có liên quan khác của pháp luật. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng điều ước quốc tế đó.

Chương II

TUYỂN CHỌN CÔNG DÂN VÀO CÔNG AN NHÂN DÂN

Điều 3. Mục tiêu, nguyên tắc tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân

1. Tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân nhằm bổ sung cán bộ có đủ tiêu chuẩn, trình độ theo yêu cầu cần thiết cho công tác, chiến đấu của Công an nhân dân trong từng thời kỳ.

2. Tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân phải bảo đảm các nguyên tắc sau:

a) Tập trung dân chủ, đề cao trách nhiệm của thủ trưởng Công an đơn vị, địa phương;

b) Công khai, minh bạch, công bằng và đúng pháp luật;

c) Đúng đối tượng, tiêu chuẩn, điều kiện, trình tự, thủ tục được cấp có thẩm quyền quy định;

d) Ưu tiên tuyển chọn những người có chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ giỏi phù hp với công tác công an; tuyển chọn bổ sung cho lực lượng trực tiếp chiến đấu.

3. Hằng năm, căn cứ yêu cu bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chng tội phạm, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tổng biên chế của Công an nhân dân. Căn cứ vào biên chế được phê duyệt, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định phân bổ biên chế cho Công an các đơn vị, địa phương và căn cứ vào đó để duyệt chỉ tiêu tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân.

Điều 4. Tiêu chuẩn, điều kiện tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân

1. Tiêu chuẩn tuyển chọn:

a) Là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

b) Bảo đảm tiêu chuẩn về chính trị của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân; có phẩm chất đạo đức, sức khỏe tốt; tự nguyện phục vụ trong Công an nhân dân theo chế độ chuyên nghiệp hoặc chế độ tuyển dụng;

c) Có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ, năng khiếu phù hợp với công tác công an.

2. Điều kiện tuyển chọn:

a) Công an nhân dân có nhu cầu;

b) Bảo đảm các tiêu chuẩn quy định tại Khoản 1 Điều này.

3. Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết Khoản 1 Điều này.

Điều 5. Ưu tiên tuyển chọn sinh viên, học sinh vào Công an nhân dân

1. Công an nhân dân được ưu tiên tuyển chọn sinh viên, học sinh xuất sc tt nghiệp ở các cơ sở giáo dục đại học và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có đủ tiêu chuẩn để đào tạo, bổ sung vào Công an nhân dân.

2. Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng các Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ, Tài chính, Lao động – Thương binh và Xã hội quy định cụ thể về chính sách thu hút, thủ tục tuyển chọn sinh viên, học sinh xuất sắc tốt nghiệp vào Công an nhân dân. Các cơ sở đào tạo ngoài Công an nhân dân có trách nhiệm phối hợp, tạo điều kiện cho Bộ Công an thực hiện tuyển chọn sinh viên, học sinh xuất sắc theo nhu cầu.

3. Việc tuyển chọn học viên được đào tạo tại các trường của Quân đội nhân dân có trình độ chuyên môn phù hợp vào Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.

Điều 6. Tuyển chọn, đào tạo công dân ở miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo vào Công an nhân dân

1. Để đáp ứng nhu cầu bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm ở các địa bàn chiến lược, hằng năm, Bộ Công an được ưu tiên tuyển chọn công dân người dân tộc thiểu số hoặc công dân khác có thời gian thường trú 10 năm liên tục trở lên ở miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo có trình độ chuyên môn phù hợp vào Công an nhân dân.

2. Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể về tiêu chuẩn, trình tự tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng; chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng các Bộ: Nội vụ, Tài chính quy định và thực hiện chế độ, chính sách đối với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều 7. Chọn cử sĩ quan, hạ sĩ quan và học viên Công an nhân dân đào tạo tại các cơ sở đào tạo ngoài Công an nhân dân

1. Hằng năm, Bộ Công an được chọn cử sĩ quan, hạ sĩ quan và học viên trong các học viện, trưởng Công an nhân dân đến các cơ sở đào tạo ngoài Công an nhân dân ở trong nước và ở nước ngoài để đào tạo các ngành, nghề phù hợp với nhiệm vụ công tác công an.

2. Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng các Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Quốc phòng, Nội vụ, Tài chính quy định chi tiết Khoản 1 Điều này.

Chương III

CHỨC VỤ, CHỨC DANH TƯƠNG ĐƯƠNG CHỨC VỤ TỔNG CỤC TRƯỞNG, TƯ LỆNH TRONG CÔNG AN NHÂN DÂN

Điều 8. Mục đích, tiêu chí xác định chức vụ, chức danh tương đương

1. Việc quy định chức vụ, chức danh tương đương chức vụ Tổng cục trưởng, Tư lệnh trong Công an nhân dân làm căn cứ để xây dựng, thực hiện quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm và thực hiện chế độ, chính sách đối với sĩ quan Công an nhân dân.

2. Chức vụ, chức danh được xác định tương đương chức vụ Tổng cục trưởng, Tư lệnh phải bảo đảm các tiêu chí sau:

a) Cùng cấp có thẩm quyền bổ nhiệm;

b) Có cùng tiêu chuẩn chức vụ, chức danh với chức vụ Tổng cục trưởng, Tư lệnh.

Điều 9. Chức vụ, chức danh tương đương chức vụ Tổng cục trưởng, Tư lệnh

1. Chính ủy Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động.

2. Việc bổ sung chức vụ, chức danh tương đương chức vụ Tổng cục trưởng, Tư lệnh do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Chương IV

HẠN TUỔI PHỤC VỤ CỦA SĨ QUAN CÔNG AN NHÂN DÂN

Điều 10. Hạn tuổi phục vụ cao nhất của sĩ quan Công an nhân dân

Hạn tuổi phục vụ cao nhất của sĩ quan Công an nhân dân theo cấp bậc hàm thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 29 Luật Công an nhân dân, cụ thể là:

1. Cấp úy: Nam 53, nữ 53;

2. Thiếu tá, Trung tá: Nam 55, nữ 53;

3. Thượng tá: Nam 58, nữ 55;

4. Đại tá: Nam 60, nữ 55;

5. Cấp tướng: Nam 60, nữ 55.

Điều 11. Điều kiện, thời gian kéo dài hạn tuổi phục vụ của sĩ quan Công an nhân dân là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia cao cấp, nữ sĩ quan cấp tướng

1. Sĩ quan Công an nhân dân là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia cao cấp có thể được kéo dài hạn tuổi phục vụ khi có đủ các điều kiện sau:

a) Đơn vị trực tiếp sử dụng sĩ quan hoặc đơn vị khác trong Công an nhân dân thực sự có nhu cầu;

b) Sĩ quan có sức khỏe, phẩm chất, năng lực chuyên môn nghiệp vụ và tự nguyện tiếp tục công tác theo yêu cầu.

2. Sĩ quan Công an nhân dân là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia cao cấp có thể được kéo dài hạn tuổi phục vụ để giảng dạy, nghiên cứu khoa học, công nghệ ở cơ sở giáo dục đại học, viện nghiên cứu trong Công an nhân dân. Thời gian kéo dài quy định như sau:

a) Không quá 10 năm đối với giáo sư;

b) Không quá 7 năm đối với phó giáo sư;

c) Không quá 5 năm đối với tiến sĩ, chuyên gia cao cấp.

3. Nữ sĩ quan Công an nhân dân có cấp bậc hàm cấp tướng được kéo dài tuổi phục vụ, thực hiện việc nghỉ hưu theo hướng dẫn tại Nghị định số 53/2015/NĐ-CP ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định về nghỉ hưu ở độ tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức.

4. Trong thời gian kéo dài tuổi phục vụ, người được kéo dài hạn tui phục vụ có quyền đề nghị nghỉ công tác để hưởng chế độ nghỉ hưu theo hướng dẫn.

Trường hợp đặc biệt, việc kéo dài tuổi phục vụ cao hơn quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này do Chủ tịch nước quyết định.

5. Trình tự, thủ tục xét kéo dài hạn tuổi phục vụ của sĩ quan Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an quy định.

Điều 12. Chế độ, chính sách đối với sĩ quan được kéo dài hạn tuổi phục vụ

1. Trong thi hạn kéo dài hạn tuổi phục vụ, sĩ quan Công an nhân dân thôi giữ chức vụ lãnh đạo chỉ huy (trừ nữ sĩ quan Công an nhân dân có cấp bậc hàm cấp tướng được kéo dài tuổi phục vụ theo hướng dẫn tại Nghị định số 53/2015/NĐ-CP ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định về nghỉ hưu ở độ tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức).

2. Sĩ quan được kéo dài hạn tuổi phục vụ được hưởng lương và các chế độ khác theo hướng dẫn hiện hành.

Điều 13. Thẩm quyền quyết định kéo dài hạn tuổi phục vụ đối với sĩ quan Công an nhân dân

1. Việc xét kéo dài hạn tuổi phục vụ của sĩ quan Công an nhân dân có cấp bậc hàm từ Thiếu tướng, chức vụ từ Tổng cục trưởng trở lên do Bộ trưởng Bộ Công an trình cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ quyết định.

2. Việc xét kéo dài hạn tuổi phục vụ của sĩ quan Công an nhân dân có cấp bậc hàm từ Đại tá, chức vụ từ Phó Tổng cục trưởng trở xuống do Bộ trưởng Bộ Công an quyết định.

3. Trường hợp đặc biệt, việc kéo dài hạn tuổi phục vụ của sĩ quan Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

Chương V

CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI SĨ QUAN, HẠ SĨ QUAN, CHIẾN SĨ CÔNG AN NHÂN DÂN NGHỈ HƯU, CHUYỂN NGÀNH, THÔI PHỤC VỤ TRONG CÔNG AN NHÂN DÂN

Điều 14. Chế độ, chính sách đối với sĩ quan Công an nhân dân nghỉ hưu

1. Sĩ quan Công an nhân dân được nghỉ hưu khi đủ một trong các điều kiện sau:

a) Đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí theo hướng dẫn hiện hành của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

b) Hết hạn tuổi phục vụ theo hướng dẫn tại Khoản 1 Điều 29 Luật Công an nhân dân và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội tr lên;

c) Trường hợp sĩ quan Công an nhân dân chưa đủ điều kiện nghỉ hưu theo hướng dẫn tại Điểm a, b Khoản 1 Điều này mà Công an nhân dân không còn nhu cầu bố trí hoặc không chuyển ngành được hoặc sĩ quan tự nguyện xin nghỉ nếu nam sĩ quan đủ 25 năm, nữ sĩ quan đủ 20 năm phục vụ trong Công an nhân dân trở lên.

2. Sĩ quan Công an nhân dân khi nghỉ công tác hưởng chế độ hưu trí, nếu đã được thăng cấp bậc hàm, nâng bậc lương được 2/3 thời hạn trở lên, trong thời gian hưởng lương cấp bậc hàm, bậc lương không vi phạm kỷ luật, được đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên thì được nâng 01 bậc lương.

3. Cách tính lương hưu hàng tháng của sĩ quan được thực hiện theo hướng dẫn của Luật Bảo hiểm xã hội và văn bản hướng dẫn thi hành.

4. Sĩ quan nghỉ hưu trước hạn tuổi phục vụ cao nhất quy định tại Khoản 1 Điều 29 Luật Công an nhân dân do thay đổi tổ chức, biên chế theo quyết định của cấp có thẩm quyền thì ngoài chế độ bảo hiểm xã hội theo hướng dẫn của pháp luật hiện hành về bo hiểm xã hội còn được hưởng trợ cấp một lần gồm:

a) Được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi; tiền lương tháng để tính hưởng chế độ trợ cấp một lần được tính bằng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm (60 tháng) cuối trước khi sĩ quan Công an nhân dân nghỉ hưu;

b) Được trợ cấp bằng 05 tháng tiền lương cho 20 năm đầu công tác. Từ năm thứ 21 trở đi, cứ 01 năm công tác được trợ cấp bằng 1/2 tháng tiền lương trước khi nghỉ hưu (lương cấp bậc hàm, ngạch, bậc và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp thâm niên vượt khung hoặc hệ số bảo lưu, nếu có).

5. Sĩ quan nghỉ hưu được sử dụng trang phục Công an nhân dân, Công an hiệu, cấp hiệu, phù hiệu trong những ngày lễ; các cuộc hội họp, cuộc giao lưu truyền thống của Công an nhân dân.

6. Sĩ quan nghỉ hưu được chính quyền địa phương nơi cư trú tạo điều kiện ổn đnh cuộc sống; trường hợp không có nhà ở thì được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật.

7. Sĩ quan nghỉ hưu được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo hướng dẫn của pháp luật, được khám, chữa bệnh theo cấp bậc hàm, chức vụ hoặc chức danh trước khi nghỉ hưu tại cơ sở y tế Công an nhân dân theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Công an.

Điều 15. Chế độ, chính sách đối với sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân chuyển ngành

1. Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyển ngành sang công tác trong biên chế tại các đơn vị nhà nước, tổ chức chính trị và tổ chức chính trị – xã hội hưởng lương từ ngân sách nhà nước, công ty nhà nước được hưởng các chế độ sau:

a) Được ưu tiên bố trí việc làm phù hợp với ngành nghề chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ; được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết phù hợp với công việc đảm nhiệm;

b) Được miễn thi tuyển nếu chuyển ngành về đơn vị cũ hoặc chuyển ngành theo yêu cầu của đơn vị nhà nước có thẩm quyền, được sắp xếp công tác phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ;

c) Được xếp và hưởng lương theo công việc mới, chức vụ mới kể từ ngày có quyết định chuyển ngành. Trưng hợp hệ số lương theo ngạch, bậc được xếp thấp hơn hệ số lương cấp bậc hàm của sĩ quan, hạ sĩ quan được hưởng tại thời gian chuyển ngành thì được bảo lưu mức lương và phụ cấp thâm niên tại thời gian chuyển ngành trong thời gian tối thiểu là 18 tháng kể từ khi có quyết định chuyển ngành và do đơn vị, đơn vị mới chi trả. Việc tiếp tục cho hưởng lương bảo lưu ngoài thời gian 18 tháng do Thủ trưởng cơ quan có thẩquyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức xem xét, quyết định phù hợp với tương quan tin lương nội bộ. Trong thời gian hưởng bảo lưu lương thì hệ số chênh lệch bảo lưu giảm tương ứng khi cán bộ, công chức, viên chức được nâng lương hoặc được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung trong ngạch hoặc được nâng ngạch;

d) Trường hợp do yêu cầu điều động trở lại phục vụ trong Công an nhân dân thì thời gian chuyển ngành được tính vào thời gian công tác liên tục để xét thăng cấp bậc hàm, thâm niên công tác;

đ) Sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân đã chuyển ngành hoặc chuyển sang công nhân công an khi nghỉ hưu, cách tính lương hưu được thực hiện theo hướng dẫn của pháp luật hiện hành về bảo hiểm xã hội.

2. Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyển sang công tác tại doanh nghiệp, đơn vị khác không hưởng lương từ ngân sách nhà nước, được hưởng trợ cấp thôi phục vụ trong Công an nhân dân theo hướng dẫn tại Khoản 3 Điều 16 Nghị định này và được bo lưu thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội theo hướng dẫn của pháp luật hiện hành về bảo hiểm xã hội.

Điều 16. Chế độ, chính sách đối với sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân xuất ngũ

Sĩ quan, hạ sĩ quan thôi phục vụ trong Công an nhân dân mà không đủ điều kiện để nghỉ hưu hoặc không chuyển ngành thì xuất ngũ về địa phương và được hưởng các chế độ sau:

1. Được trợ cấp tạo việc làm theo hướng dẫn của Nhà nước; được ưu tiên vào học nghề hoặc giới thiệu việc làm tại các trung tâm dịch vụ việc làm của các Bộ, ngành, đoàn thể, địa phương và các tổ chức kinh tế – xã hội khác; được ưu tiên tuyển chọn theo các chương trình hợp tác đưa người đi lao động nước ngoài.

2. Được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội và các chế độ khác theo hướng dẫn của pháp luật.

3. Được trợ cấp xuất ngũ một lần: Cứ mỗi năm công tác được tính bằng một tháng tiền lương hiện hưởng và phụ cấp (nếu có) và trợ cấp một lần của thời gian tăng thêm do quy đổi (nếu có) quy định tại Khoản 2 Điều 19 Nghị định này.

Tiền lương tháng để tính hưởng trợ cấp xuất ngũ một lần bao gồm: Lương cấp bậc hàm, ngạch, bậc và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp thâm niên vượt khung hoặc hệ số bảo lưu (nếu có).

Thời gian công tác để tính trợ cấp xuất ngũ một lần là thời gian công tác, học tập, công tác có đóng bảo hiểm xã hội nhưng chưa được hưởng trợ cấp xuất ngũ, thôi việc theo hướng dẫn của pháp luật.

4. Sĩ quan, hạ sĩ quan đã xuất ngũ về địa phương trong thời gian không quá 01 năm (không quá 12 tháng) kể từ ngày quyết định xuất ngũ có hiệu lực, nếu tìm được việc làm mới và có yêu cầu chuyển ngành thì phải hoàn trả chế độ trợ cấp đã nhận theo hướng dẫn tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này.

Sĩ quan, hạ sĩ quan xuất ngũ về địa phương đã nhận bảo hiểm xã hội một lần trong thời gian không quá 01 năm (không quá 12 tháng) nếu có nguyện vọng được nộp lại số tiền bảo hiểm xã hội một lần đã nhận để bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.

5. Trường hợp có đủ 15 năm phục vụ trong Công an nhân dân trở lên, khi ốm đau được khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế của Công an nhân dân theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Công an.

Điều 17. Chế độ, chính sách đối với sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân nghỉ theo chế độ bệnh binh

Sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân nghỉ theo chế độ bệnh binh được hưởng các quyền lợi sau đây:

1. Chế độ về ưu đãi người có công với cách mạng và chế độ bảo hiểm xã hội theo hướng dẫn của pháp luật.

2. Sử dụng trang phục Công an nhân dân, Công an hiệu, cấp hiệu, phù hiệu trong những ngày lễ; các cuộc hội họp, cuộc giao lưu truyền thống của Công an nhân dân.

3. Được chính quyền địa phương nơi cư trú tạo điều kiện n định cuộc sống; trường hợp không có nhà ở thì được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội theo hướng dẫn của pháp luật.

4. Được khám, chữa bệnh theo cấp bậc hàm, chức vụ hoặc chức danh trước khi nghỉ hưu tại cơ sở y tế Công an nhân dân theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Công an.

Điều 18. Chế độ, chính sách đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân hy sinh, từ trần

1. Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ đang công tác mà hy sinh được công nhận là liệt sĩ thì thân nhân của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ đó được hưởng các chế độ theo hướng dẫn của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng, chế độ bảo hiểm xã hội theo hướng dẫn của pháp luật hiện hành về bảo hiểm xã hội và được hưởng trợ cấp một lần theo hướng dẫn tại Khoản 3 Điều 16 Nghị định này.

2. Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ đang công tác mà từ trn thì thân nhân của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo hướng dẫn của pháp luật hiện hành về bảo hiểm xã hội, hưởng trợ cấp một lần theo hướng dẫn tại Khoản 3 Điều 16 Nghị định này.

Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp một ln là tiền lương của tháng trước liền kề tại thời gian sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân nghỉ hưu, chuyển ngành, từ trần, xuất ngũ, bao gồm: Tiền lương cấp bậc hàm, ngạch bậc và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp thâm niên vượt khung hoặc hệ số bảo lưu (nếu có).

Điều 19. Quy đổi thời gian để tính hưởng chế độ khi sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân hưởng lương nghỉ hưu, chuyển ngành, thôi phục vụ trong Công an nhân dân

1. Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương có thời gian trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc công tác ở địa bàn, ngành nghề có tính chất đặc thù thì được quy đổi thời gian để tính hưởng chế độ trợ cấp một lần khi thôi phục vụ trong Công an nhân dân. Căn cứ như sau:

a) Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương có thời gian trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu thì thời gian đó được quy đổi 01 năm bằng 01 năm 06 tháng;

b) Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương có thời gian công tác ở địa bàn có phụ cấp đặc biệt với mức 100% hoặc công việc được xếp lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì thời gian đó được quy đổi 01 năm bằng 01 năm 04 tháng;

c) Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương có thời gian công tác ở địa bàn có phụ cấp khu vực từ hệ số 0,7 trở lên hoặc công việc được xếp lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì thời gian đó được quy đổi 01 năm bằng 01 năm 02 tháng;

d) Sĩ quan, hạ sĩ quan có đủ 02 hoặc 03 điều kiện nêu trên thì được hưởng theo mức quy đi cao nhất. Trường hợp thời gian công tác nêu trên không liên tục thì được cộng dồn để xác định tính tổng thời gian được hưởng chế độ. Trường hợp thời gian công tác, thời gian tăng thêm do quy đổi và thời gian nghỉ hưu trước hạn tuổi có tháng lẻ thì được tính theo nguyên tắc: Dưới 03 tháng không được tính, từ đủ 03 tháng đến đủ 06 tháng được tính bằng 1/2 năm, từ trên 06 tháng đến dưới 12 tháng được tính bằng 01 năm.

2. Thời gian tăng thêm do quy đổi tại Khoản 1 Điều này được tính hưởng trợ cấp một ln với mức cứ 01 năm được trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương liền kề trước khi sĩ quan, hạ sĩ quan nghỉ hưu, chuyển ngành, thôi phục vụ.

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 20. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 12 năm 2015 và thay thế Nghị đnh số 43/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công an nhân dân.

Điều 21. Trách nhiệm thi hành

1. Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng các Bộ: Quốc phòng, Nội vụ, Tài chính, Lao động – Thương binh và Xã hội, Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng đơn vị ngang Bộ, Thủ trưởng đơn vị thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

Tải văn bản chi tiết tại đây

Trên đây là những thông tin LVN Group muốn chia sẻ đến bạn đọc về Nghị định 103/2015/NĐ-CP. Trong quá trình nghiên cứu, nếu quý khách hàng có bất kỳ câu hỏi nào về nội dung trình bày hay cần hỗ trợ pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và trả lời.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com