Nghị định 27/2023/NĐ-CP quy định về cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - ACC - Nghị định 27/2023/NĐ-CP quy định về cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Nghị định 27/2023/NĐ-CP quy định về cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Ngày 19/4/2023 Chính phủ ban hành Nghị định số 27/2023/NĐ-CP Quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Bài viết sau đây sẽ gửi tới thông tin chi tiết về Nghị định này.

Nghị định 27/2023/NĐ-CP quy định về cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

1. Chương trình mục tiêu quốc gia là gì?

Căn cứ pháp lý: Điều 4 Luật Đầu tư công 2014

Chương trình mục tiêu quốc gia là chương trình đầu tư công nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế – xã hội của từng giai đoạn cụ thể trong phạm vi cả nước.

2. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia

– Cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư chương trình, dự án có trách nhiệm:

+ Giao đơn vị trực thuộc lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư đối với chương trình mục tiêu quốc gia, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đối với dự án cần thiết quốc gia.

+ Thành lập Hội đồng để thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.

+ Hoàn thiện báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trình Thủ tướng Chính phủ.

– Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Chủ tịch để thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án cần thiết quốc gia.

– Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia.

– Cơ quan của Quốc hội thẩm tra hồ sơ về chương trình mục tiêu quốc gia do Chính phủ trình.

– Quốc hội xem xét, thông qua nghị quyết về chủ trương đầu tư đối với chương trình mục tiêu quốc gia. Nội dung chủ yếu của nghị quyết bao gồm: Mục tiêu, quy mô, tổng vốn đầu tư, công nghệ chính, địa điểm, thời gian, tiến độ thực hiện.

3. Thuộc tính pháp lý

Số ký hiệu: 27/2023/NĐ-CP

Ngày ban hành: 19/04/2023

Loại văn bản: Nghị định

Ngày có hiệu lực: 19/04/2023

Cơ quan ban hành/ Chức danh / Người ký: Chính phủ

Phó Thủ tướng Chính phủ: Phạm Bình Minh

Phạm vi: Toàn quốc

Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực

4. Nội dung Nghị định 27/2023/NĐ-CP

Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, tổ chức, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trong giai đoạn mới, giai đoạn 2021-2025, đáp ứng yêu cầu của Quốc hội và cử tri cả nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị chủ chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định số 27/2023/NĐ-CP thay thế cho Quyết định số 41/2016/QĐ-TTg ngày 10/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý, điều hành tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; Nghị định số 161/2016/NĐ-CP ngày 02/12/2016 của Chính phủ quy định cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng đối với một số dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020.

Nghị định được ban hành với mục đích hoàn thiện hệ thống khung khổ pháp luật và thống nhất trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đáp ứng các yêu cầu của Quốc hội và Chính phủ; khắc phục tồn tại bất cập và sửa đổi quy định không còn phù hợp hướng tới phân cấp, trao quyền chủ động hơn cho địa phương trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Từ công tác lập kế hoạch, công tác huy động, phân bổ, sử dụng nguồn lực, tổ chức quản lý chương trình và giám sát đánh giá chương trình; đến thiết lập các cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng, trong thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất đều bám sát yêu cầu “tăng cường phân công, phân cấp, trao quyền và đầu tư có trọng tâm trọng điểmʺ. Đó cũng là điểm mới xuyên suốt trong các điều khoản quy định về quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Với mục đích trao đổi rõ hơn với các bộ, đơn vị trung ương và địa phương về những điểm mới trong quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia theo hướng dẫn tại Nghị định số 27/2023/NĐ-CP, Thứ trưởng Trần Quốc Phương đề nghị các đại biểu thẳng thắn trao đổi, chia sẻ về những thuận lợi, khó khăn khi áp dụng quy định của Nghị định và đề xuất những quy định cần được cụ thể hóa ở một văn bản hướng dẫn cấp bộ nhằm gửi tới những thông tin thực tiễn, làm cơ sở để tham mưu giải pháp đáp ứng kịp thời, đáp ứng mong muốn của các địa phương.

Nghị định số 27/2023/NĐ-CP quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về lập và giao kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 5 năm và hằng năm; Huy động và sử dụng nguồn vốn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia; Cơ chế đặc thù trong tổ chức thực hiện dự án đầu tư xây dựng quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp; Cơ chế tổ chức thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình mục tiêu quốc gia; Tổ chức quản lý, giám sát, đánh giá chương trình mục tiêu quốc gia.

Về nguyên tắc quản lý hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, Nghị định quy định hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất là hỗ trợ có điều kiện; thời gian hỗ trợ theo chu kỳ sản xuất hoặc theo thời hạn đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia; thực hiện cơ chế lồng ghép nguồn vốn để thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia theo hướng dẫn tại Điều 10 Nghị định này; tăng cường huy động vốn tín dụng, vốn từ các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, các tổ chức và cá nhân.

Ưu tiên sử dụng vốn chương trình mục tiêu quốc gia hỗ trợ thực hiện các dự án, kế hoạch phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị; các dự án, mô hình thực hiện trên địa bàn các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Nghị định cũng quy định rõ các điều kiện và mức hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị; hỗ trợ dự án, phương án sản xuất của cộng đồng; phát triển sản xuất theo nhiệm vụ; hỗ trợ phát triển sản xuất đặc thù.

Trên đây là nội dung giới thiệu của chúng tôi về Nghị định số 27/2023/NĐ-CP Quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. cũng như các vấn đề pháp lý khác có liên quan trong phạm vi này. Trong quá trình nghiên cứu nếu quý khách hàng còn câu hỏi hay quan tâm và có nhu cầu tư vấn và hỗ trợ vui lòng liên hệ với chúng tôi.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com