Nghị định 46/2016/NĐ-CP xử phạt VPHC lĩnh vực giao thông - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - ACC - Nghị định 46/2016/NĐ-CP xử phạt VPHC lĩnh vực giao thông

Nghị định 46/2016/NĐ-CP xử phạt VPHC lĩnh vực giao thông

Ngày 26 tháng 05 năm 2016, Chính phủ ban hành nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Sau đây hãy cùng LVN Group nghiên cứu về nghị định này !.

Nghị định 46/2016/NĐ-CP xử phạt VPHC lĩnh vực giao thông

Mục lục Nghị định 46/2016/NĐ-CP

Nghị định 46/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày gồm 5 chương và 82 điều. Căn cứ các chương như sau:

Chương I: những quy định chung

Chương II: hành vi vi phạm, cách thức, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ

Chương III: hành vi vi phạm, cách thức, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường sắt

Chương IV: thẩm quyền, thủ tục xử phạt

Chương V:  điều khoản thi hành

Nội dung Nghị định 46/2016/NĐ-CP

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

  1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính; cách thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
  2. Các hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước khác liên quan đến lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt mà không quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định tại các Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực đó để xử phạt.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

  1. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  2. Người có thẩm quyền xử phạt.
  3. Cá nhân, tổ chức khác có liên quan.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  1. Lĩnh vực giao thông đường bộ:
  2. a) Máy kéo là loại xe gồm phần đầu máy tự di chuyển, được lái bằng càng hoặc vô lăng và rơ moóc được kéo theo (có thể tháo rời với phần đầu kéo);
  3. b) Các loại xe tương tự xe ô tô là loại phương tiện giao thông đường bộ chạy bằng động cơ có từ hai trục, bốn bánh xe trở lên, có phần động cơ và thùng hàng (nếu có) lắp trên cùng một xát xi (kể cả loại xe 4 bánh chạy bằng năng lượng điện);
  4. c) Các loại xe tương tự xe mô tô là phương tiện giao thông đường bộ chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh, có dung tích công tác của động cơ từ 50 cm3 trở lên, có vận tốc thiết kế lớn nhất lớn hơn 50 km/h, có khối lượng bản thân không lớn hơn 400 kg;
  5. d) Xe máy điện là xe gắn máy được dẫn động bằng động cơ điện có công suất lớn nhất không lớn hơn 4 kW, có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h;

đ) Các loại xe tương tự xe gắn máy là phương tiện giao thông đường bộ chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h, trừ các xe quy định tại Điểm e Khoản này;

  1. e) Xe đạp máy là xe thô sơ hai bánh có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hom 25 km/h và khi tắt máy thì đạp xe đi được (kể cả xe đạp điện).
  2. Lĩnh vực giao thông đường sắt:
  3. a) Dốc gù là hệ thống thiết bị phục vụ công tác dồn tàu mà khi đầu máy đẩy đoàn toa xe đến đỉnh dốc, sẽ tiến hành tác nghiệp cắt nối toa xe để các toa xe lợi dụng thế năng của đỉnh dốc tự chạy vào các đường trong bãi dồn;
  4. b) Dồn phóng là phương pháp lợi dụng động năng của đoàn dồn để phóng toa xe hoặc cụm toa xe vào các đường trong bãi dồn;
  5. c) Thả trôi là phương pháp lợi dụng thế năng của đường dồn tàu để thả cho toa xe hoặc cụm toa xe tự chạy vào các đường trong bãi dồn;
  6. d) Cắt hớt là phương pháp cắt cụm toa xe khi đoàn dồn đang dịch chuyển;

đ) Chế độ hô đáp là quy định bắt buộc mà người được quy định hô các mệnh lệnh, thực hiện các biểu thị và người chấp hành các mệnh lệnh, biểu thị phải đáp lại đúng nội dung đã nhận được;

  1. e) Cấp cảnh báo là thông báo bằng văn bản cho các chuyên viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu liên quan về tình trạng bất bình thường của kết cấu hạ tầng đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt và các trường hợp cần thiết khác, kèm theo các biện pháp thực hiện nhằm bảo đảm an toàn chạy tàu;
  2. g) Khổ giới hạn tiếp giáp kiến trúc đường sắt là khoảng không gian dọc theo đường sắt đủ để tàu chạy qua không bị va quệt;
  3. h) Phạm vi đường ngang là đoạn đường bộ đi qua đường sắt nằm giữa hai cần chắn, giàn chắn (bao gồm cả cần chắn, giàn chắn) hoặc nằm giữa hai ray chính ngoài cùng và hai bên đường sắt cách má ray ngoài cùng trở ra 06 m nơi không có chắn;
  4. i) Phạm vi cầu chung là phạm vi giữa hai cần chắn, giàn chắn (bao gồm cả cần chắn, giàn chắn) hoặc phạm vi từ mép trong của mố (giáp đầu dầm) hai đầu cầu trở ra mỗi bên 10 m ở nơi không có cần chắn, giàn chắn.

Điều 4. Các biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng

  1. Các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt bao gồm:
  2. a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;
  3. b) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép;
  4. c) Buộc thực hiện biện pháp để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra;
  5. d) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất phương tiện;

đ) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính;

  1. e) Các biện pháp khắc phục hậu quả khác được quy định tại Chương II và Chương III của Nghị định này.
  2. Nguyên tắc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được thực hiện theo hướng dẫn tạiKhoản 2 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Trên đây LVN Group đã trình bày nội dung liên quan đến Nghị định 46/2016/NĐ-CP. Trong quá trình nghiên cứu nếu có câu hỏi xin vui lòng liên hệ đến Website của Công ty Luật LVN Group.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com