Nguyên tắc trách nhiệm hòa giải của Tòa trong tố tụng dân sự

Việc hòa giải tại Tòa án về nguyên tắc phải tuân thủ các nguyên tắc trong pháp luật tố tụng dân sự nói chung và pháp luật về hòa giải tại tòa án nói riêng. Theo đó, để bảo vệ quyền cho các chủ thể cũng như tạo tính khách quan, độc lập thì người tiến hành hòa giải phải nắm được những quy tắc đó.

Việc hòa giải phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định

1. Nguyên tắc trách nhiệm hòa giải của Tòa trong tố tụng dân sự là gì?

Nguyên tắc cơ bản của pháp luật là những tư tưởng chỉ đạo cơ bản, mang tính xuất phát điểm, định hướng, chịu sự quy định của những quy luật khách quan của xã hội, xuyên suốt nội dung, cách thức pháp luật, toàn bộ thực tiễn pháp luật, hoạt động xây dựng pháp luật, áp dụng pháp luật, hành vi pháp luật, ý thức pháp luật.

Trong đó, trách nhiệm hòa giải lại là việc khi có vụ việc được yêu cầu hòa giải thì Tòa án căn cứ vào thẩm quyền của mình để thực hiện.

Bởi vậy, nguyên tắc trách nhiệm hòa giải của Tòa trong tố tụng dân sự là những tư tưởng chỉ đạo cơ bản, mang tính xuất phát điểm, định hướng của bộ luật tố tụng dân sự, theo đó, khi có có vụ việc được yêu cầu hòa giải thì Tòa án căn cứ vào thẩm quyền của mình để thực hiện, tiến hành hòa giải nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của chủ thể.

2. Cơ sở của nguyên tắc trách nhiệm hòa giải của Tòa trong tố tụng dân sự

  • Cơ sở của nguyên tắc được quy định trực tiếp trong Bộ luật Tố tụng dân sự, tại Điều 10. Hòa giải trong tố tụng dân sự chỉ rõ: “Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo hướng dẫn của Bộ luật này”
  • Xuất phát từ quyền con người và quyền công dân của các bên trong quan hệ pháp luật dân sự mà Tòa có trách nhiệm bắt buộc phải tiến hành hòa giải trước khi đưa vụ việc ra xét xử.
  • Xuất phát từ quyền tự định đoạt của các bên do bản chất của quan hệ pháp luật dân sự được hình thành trên cơ sở tự do, tự nguyện, bình đẳng nên không ai hiểu mâu thuẫn rõ ràng hơn chính bản thân các bên trong quan hệ dân sự đó, do đó việc có tham gia hòa giải được không là do các bên tự lựa chọn.

3. Nội dung của nguyên tắc trách nhiệm hòa giải của Tòa trong tố tụng dân sự

– Trách nhiệm tiến hành hòa giải vụ việc dân sự của Tòa án

  • Căn cứ Khoản 1 Điều 205 BLTTDS trừ những vụ án không được hòa giải hoặc những vụ án không tiến hành hòa giải được thì sau khi thụ lý vụ án đến trước khi mở phiên tòa sơ thẩm, Tòa có trách nhiệm phải tiến hành hòa giải dù kết quả của việc hòa giải có thành được không thành.

– Trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho các đương sự thỏa thuận giải quyết vụ án dân sự tại Tòa

  • Tòa án khuyến khích việc hòa giải trong các giai đoạn tiếp theo bằng việc công nhận sự thỏa thuận của các đương sự ở bất kỳ thời gian nào trong quá trình tố tụng, miễn là những thỏa thuận đó không trái với pháp luật và đạo đức xã hội.

– Việc hòa giải phải được tiến hành theo hướng dẫn của pháp luật tố tụng dân sự

  • Tuân thủ theo các nguyên tắc tiến hành hòa giải: Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí của mình.
  • Phạm vi các vụ việc mà Tòa tiến hành hòa giải: Hòa giải được tiến hành với hầu hết các vụ án dân sự, trừ những trường hợp không hòa giải được, pháp luật quy định không được hòa giải và những vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.
  • Trình tự, thủ tục tiến hành hòa giải: Tuân thủ theo các bước từ điều 208 – 211 của BLTTDS năm 2015

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật LVN Group liên quan đến Nguyên tắc trách nhiệm hòa giải của Tòa trong tố tụng dân sự (hòa giải tại toà án về nguyên tắc). Có thể nói, việc tiến hành hòa giải sẽ là phương thức giải quyết tranh chấp có nhiều ưu điểm và đem lại nhiều lợi ích cho đôi bên. Khi có nhu cầu nghiên cứu thông tin về hòa giải, liên hệ với chúng tôi để nhận được tư vấn qua:

  • Hotline tư vấn pháp luật: 1900.0191
  • Zalo: 1900.0191
  • Mail: info@lvngroup.vn

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com