Trong đấu thầu, nhà thầu sẽ bao gồm nhà thầu chính và nhà thầu phụ. Vậy Nhà thầu chính và nhà thầu phụ được hiểu thế nào? Cùng chúng tôi nghiên cứu qua bài dưới đây về Nhà thầu chính và nhà thầu phụ.
Nhà thầu chính và nhà thầu phụ cập nhật 2023
1. Khái niệm nhà thầu chính
Căn cứ Văn bản hợp nhất 12/VBHN-VPQH 2019 Luật Đấu thầu quy định như sau:
- Nhà thầu chính là nhà thầu chịu trách nhiệm tham dự thầu, đứng tên dự thầu và trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn. Nhà thầu chính có thể là nhà thầu độc lập hoặc thành viên của nhà thầu liên danh.
2. Khái niệm nhà thầu phụ
Căn cứ Văn bản hợp nhất 12/VBHN-VPQH 2019 Luật Đấu thầu quy định như sau:
- Nhà thầu phụ là nhà thầu tham gia thực hiện gói thầu theo hợp đồng được ký với nhà thầu chính. Nhà thầu phụ đặc biệt là nhà thầu phụ thực hiện công việc cần thiết của gói thầu do nhà thầu chính đề xuất trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trên cơ sở yêu cầu ghi trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
Vì vậy nhà thầu sẽ có hai loại là nhà thầu chính và nhà thầu phụ, căn cứ để phân ra thành hai loại này sẽ phụ thuộc vào công việc mà nhà thầu đã nhận, mức độ cần thiết của nhà thầu đó. Thông thường nhà thầu phụ đặc biệt là những nhà thầu đảm việc thực hiện những phần việc cần thiết, yêu cầu về tính kỹ thuật cao và một số yếu tố khác.
Mặt khác, căn cứ điểm h Khỏa 1 Điều 5 Văn bản hợp nhất 12/VBHN-VPQH 2019 Luật Đấu thầu quy định như sau;
- Nhà thầu, nhà đầu tư là tổ chức có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- h) Phải liên danh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong nước đối với nhà thầu nước ngoài khi tham dự thầu quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ phần công việc nào của gói thầu.
Theo quy định trên thì đối với gói thầu quốc tế thì nhà thầu nước ngoài khi muốn tham gia gói thầu Việt Nam thì phải sử dụng nhà thầu phụ của Việt Nam để thực hiện gói thầu đó không phân biệt là thầu phụ hay thù vụ đặc biệt, trừ trường hợp các nhà thầu trong nước không đủ năng lực để thực hiện gói thầu đó dù là phần công việc nào
3. Việc quản lý đối với nhà thầu phụ được quy định thế nào ?
Căn cứ Nghị định 63/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu quy quy định như sau:
Quản lý đối với nhà thầu phụ:
a) Nhà thầu chính được ký kết hợp đồng với các nhà thầu phụ trong danh sách các nhà thầu phụ nêu trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất. Việc sử dụng nhà thầu phụ sẽ không làm thay đổi các nghĩa vụ của nhà thầu chính. Nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm về khối lượng, chất lượng, tiến độ và các trách nhiệm khác đối với phần công việc do nhà thầu phụ thực hiện;
b) Nhà thầu chính không được sử dụng nhà thầu phụ cho công việc khác ngoài công việc đã kê khai sử dụng nhà thầu phụ nêu trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; việc thay thế, bổ sung nhà thầu phụ ngoài danh sách các nhà thầu phụ đã nêu trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất chỉ được thực hiện khi được chủ đầu tư chấp thuận;
c) Nhà thầu chính chịu trách nhiệm lựa chọn, sử dụng các nhà thầu phụ có năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu thực hiện các công việc được giao. Trường hợplà nhà thầu phụ cần thiết theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, việc đánh giá năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu phụ được thực hiện theo hướng dẫn nêu trong hồ sơ mời thầu;
d) Nhà thầu chính chịu trách nhiệm thanh toán trọn vẹn, đúng tiến độ cho nhà thầu phụ theo đúng thỏa thuận giữa nhà thầu chính với nhà thầu phụ.
Bộ Kế hoạchvà Đầu tư chịu trách nhiệm duy trì hệ thống cơ sở dữ liệu nhà thầu; danh sách nhà thầu vi phạm pháp luật về đấu thầu; tổng hợp, gửi tới thông tin về nhà thầu cho các tổ chứcvà cá nhân có liên quan nhằm phục vụ việc công khai, minh bạch thông tin và cạnh tranh lành mạnh trong quá trình lựa chọn nhà thầu.
4. Nhà thầu phụ được thực hiện bao nhiêu phần trăm?
Căn cứ Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT ngày 6/5/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhà thầu chính được ký kết hợp đồng với các nhà thầu phụ trong danh sách các nhà thầu phụ kê khai theo Mẫu số 19(a) Chương IV – Biểu mẫu dự thầu quy định như sau:
Nhà thầu chính chỉ được sử dụng nhà thầu phụ thực hiện các công việc với tổng giá trị dành cho nhà thầu phụ không vượt quá tỷ lệ phần trăm (%) trên giá dự thầu của nhà thầu theo hướng dẫn tại Bảng dữ liệu đấu thầu.
5. Nhà thầu chính có được sử dụng nhà thầu phụ cho công việc khác ngoài công việc đã kê khai sử dụng nhà thầu phụ nêu trong Hồ sơ dự thầu?
Thông tư 03/2015/TT-BKHĐT quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu xây lắp quy định như sau:
29.3. Nhà thầu chính không được sử dụng nhà thầu phụ cho công việc khác ngoài công việc đã kê khai sử dụng nhà thầu phụ nêu trong HSDT; việc thay thế, bổ sung nhà thầu phụ ngoài danh sách các nhà thầu phụ đã nêu trong HSDT và việc sử dụng nhà thầu phụ vượt quá tỷ lệ theo hướng dẫn tại Mục 29.2 CDNT chỉ được thực hiện khi có lý do xác đáng, hợp lý và được Chủ đầu tư chấp thuận; trường hợp sử dụng nhà thầu phụ cho công việc khác ngoài công việc đã kê khai sử dụng nhà thầu phụ, ngoài danh sách các nhà thầu phụ đã nêu trong HSDT mà chưa được Chủ đầu tư chấp thuận được coi là hành vi “chuyển nhượng thầu”.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về nhà thầu chính và nhà thầu phụ. Mọi câu hỏi xin gửi về đường dây nóng hoặc liên hệ, gửi câu hỏi với chúng tôi qua website, bạn sẽ nhận được phản hồi nhanh nhất và chính xác nhất