Nhân viên kiểm toán nội bộ ngân hàng làm gì? - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - ACC - Nhân viên kiểm toán nội bộ ngân hàng làm gì?

Nhân viên kiểm toán nội bộ ngân hàng làm gì?

Nhân viên kiểm toán nội bộ ngân hàng làm gì?

1. Kiểm toán nội bộ là gì?

Căn cứ theo hướng dẫn của Thông tư 44/2011/TT-NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Khoản 2 Điều 3 quy định về kiểm toán nội bộ như sau:

Kiểm toán nội bộ là việc rà soát, đánh giá độc lập, khách quan đối với hệ thống kiểm soát nội bộ; đánh giá độc lập về tính thích hợp và tuân thủ quy định, chính sách nội bộ, thủ tục, quy trình đã được thiết lập trong tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; đưa ra kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của các hệ thống, quy trình, quy định, góp phần bảo đảm tổ chức tín dụng hoạt động an toàn, hiệu quả, đúng pháp luật.

2. Kiểm toán nội bộ ngân hàng là gì?

Như đã phân tích trên về kiểm toán nội bộ thì tương tự như kiểm toán nội bộ thì kiểm toán nội bộ ngân hàng có thể hiểu một cách đơn giản kiểm toán nội bộ ngân hàng là những người sẽ thực hiện các công việc liên quan đến kiểm toán nội bộ, quản trị, kiểm soát các rủi ro ở trong các ngân hàng.

3. Nhân viên kiểm toán nội bộ ngân hàng là gì?

Kiểm toán viên nội bộ là một công việc liên quan đến ngành kế toán – một bộ phận cần thiết trong bất kỳ doanh nghiệp nào. Kiểm toán nội bộ chịu trách nhiệm gửi tới những đánh giá thật sự khách quan và chính xác về hoạt động kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp. Từ đó, có những điều chỉnh kịp thời để cải thiện tình hình phát triển của công ty.

Đối với ngân hàng, vị trí kiểm toán nội bộ được đánh giá cực kỳ cần thiết. Nhân viên kiểm toán nội bộ là người trực tiếp kiểm tra, rà soát, có những đánh giá, có trách nhiệm phát hiện những sai sót và kịp thời có biện pháp giải quyết triệt để nhằm định hướng các hoạt động đi theo đúng mục tiêu đã đề ra.

4. Các công việc được thực hiện bởi kiểm toán nội bộ ngân hàng.

Kiểm toán nội bộ đảm nhiệm những công việc và có các trách nhiệm về công việc mình thực hiện như sau:

  • Thực hiện kiểm soát toàn bộ các hoạt động, nhiệm vụ liên quan đến kiểm toán nội bộ của ngân hàng. Những hoạt động, nhiệm vụ này có thể bao gồm như quản lý rủi ro, quản lý hiệu quả kinh doanh, quản lý hiệu quả sản xuất, xác định mức độ tin cậy trên khía cạnh tài chính.
  • Đảm bảo cho quá trình thực hiện kiểm soát nội bộ của ngân hàng được đúng quy trình, đúng với quy định của pháp luật.
  • Thực hiện thu thập, đánh giá, phân tích về tài liệu kế toán, tài liệu kiểm toán, báo cáo tài chính cũng như những tài liệu liên quan của ngân hàng.
  • Lập các báo cáo liên quan đến kiểm toán nội bộ, thuyết trình báo cáo kiểm toán trong những buổi họp nếu cần thiết.
  • Đảm bảo quá trình kiểm toán được thực hiện độc lập, công bằng, khách quan. Báo cáo phải có tính hợp pháp về các thành quả, mục tiêu mà ngân hàng đã đạt được.
  • Tìm hiểu và xác định những vấn đề tồn đọng của ngân hàng trong quá trình hoạt động, đưa ra các biện pháp để khắc phục.
  • Thường xuyên theo dõi và giám sát các bộ phận về báo cáo kiểm toán, đưa ra các kiến nghị khi cần thiết.
  • Tham gia xây dựng các tiêu chuẩn, chuẩn mực kiểm toán của ngân hàng như quy trình kiểm toán, các bảng biểu mẫu trong quá trình kiểm toán.
  • Tham gia quá trình đánh giá nguồn lực, nhân lực của doanh nghiệp.
  • Lập các báo cáo công việc theo tuần, tháng, quý được yêu cầu.

5. Kiến thức, kinh nghiệm kế toán nội bộ ngân hàng cần có

  • Cần hiểu về ngân hàng bán buôn: Các vấn đề như thị trường tài chính doanh nghiệp, môi giới, tư vấn, vốn nợ, vốn cổ động… tất cả đều có liên quan tới việc huy động tài chính và xem cách nào sẽ sử dụng tốt nhất.
  • Hiểu biết và kinh nghiệm công tác ngân hàng bán lẻ: Cần rõ cách công tác khi tư nhân hay doanh nghiệp cho vay, nhận tiền gửi cùng với tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng hoạt động.
  • Đánh giá rủi ro: Biết cách phân tích số liệu để nhận diện những rủi ro mà ngân hàng có khả năng có thể gặp phải. Từ đó có cách phòng tránh, giải quyết.
  • Chuyên môn: Tốt nghiệp các chuyên ngành như tài chính, ngân hàng, kế toán, kinh tế, ngoại thương, quản trị kinh doanh.
  • Kỹ năng: Khả năng phân tích cả về rủi ro lẫn vấn đề phương diện tài chính.
  • Kỹ năng nói, viết và giao tiếp, kế toán nội bộ ngân hàng cần có kỹ năng giao tiếp rõ ràng, súc tích để giải thích cho người khác hiểu.
  • Mặt khác, chuyên viên kiểm toán nội bộ ngân hàng cần trung thực và chuyên nghiệp. Đây là kỹ năng mà bất cứ ngành nghề nào cũng phải cần.

6. Phương pháp thực hiện kiểm toán nội bộ ngân hàng

Điều 17 của Thông tư 44/2011/TT-NHNN đã quy định về kiểm toán nội bộ tại tổ chức tín dụng, nội dung cụ thể:

Phương pháp định hướng theo rủi ro là phương pháp thực hiện kiểm toán nội bộ, ưu tiên tập trung nguồn lực để kiểm toán trước những quy trình, đơn vị, bộ phận được cho là có mức độ rủi ro cao.

Kiểm toán nội bộ phải phân tích, xác định, đánh giá rủi ro và xây dựng hồ sơ rủi ro cho từng hoạt động của chi nhánh ngân hàng, tổ chức tín dụng. Mặt khác, hồ sơ rủi ro sẽ bao gồm toàn bộ các rủi ro tiềm tàng, tác động có thể xảy đến với những hoạt động của tổ chức tín dụng. Dựa trên các đánh giá về khả năng, tác động xảy ra rủi ro thì từng rủi ro sẽ được phân loại thành rủi ro có mức độ cao, trung bình hay thấp. Việc đánh giá rủi ro này thông thường sẽ phải thực hiện ít nhất mỗi năm 1 lần.

Trưởng kiểm toán nội bộ sẽ căn cứ vào đánh giá rủi ro để công tác với Ban kiểm soát, Hội đồng quản trị, tổng giám đốc hội đồng thành viên trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm. Các hoạt động rủi ro theo đó sẽ được xếp hạng theo trình tự cao đến thấp trong đó sẽ ưu tiên nhiều nguồn lực cho những hoạt động rủi ro cao nhất để kiểm toán. Những hoạt động này cũng sẽ được ưu tiên thời gian và được kiểm toán thường xuyên hơn rủi ro thấp.

Kế hoạch kiểm toán nội bộ phải được xây dựng dựa trên kết quả đánh giá rủi ro và được thay đổi, cập nhật hay điều chỉnh sao cho phù hợp với các thay đổi hoạt động, diễn biến của chi nhánh ngân hàng, tổ chức tín dụng và sự thay đổi của các rủi ro đi kèm theo.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com