1. Kết quả của công tác phòng ngừa tội phạm
Trong kỳ báo cáo, đã điều tra, khám phá 29.169 vụ phạm tội về trật tự xã hội, đạt tỷ lệ 86,57%, trong đó án rất nghiêm trọng đạt 94,61%, án đặc biệt nghiêm trọng đạt 95,45%, vượt chỉ tiêu Quốc hội giao; triệt phá 631 băng, nhóm tội phạm hình sự các loại, trong đó trấn áp mạnh tội phạm liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”, tạo được chuyển biến tích cực; đồng thời phát hiện 4.354 vụ phạm tội về trật tự quản lý kinh tế, giảm 38,61%, 396 vụ phạm tội về tham nhũng và chức vụ.
2. Hạn chế trong công tác phòng ngừa tội phạm
Thứ nhất, công tác tuyên truyền ở nhiều nơi vẫn còn mang tính phong trào, cách thức. Các hoạt động truyền thông mới chỉ đạt về độ bao phủ, chưa đi sâu vào nội dung pháp luật, hoạt động chủ yếu tập trung nhiều ở vùng thành thị. Các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa vẫn gặp nhiều khó khăn về truyền tải thông tin, về nội dung truyền thông chưa phù hợp với từng đối tượng vùng miền. Công tác phối hợp giữa các đơn vị, tổ chức của Mặt trận, đoàn thể trong hoạt động truyền thông còn thiếu đồng bộ. Có nơi vẫn coi đây là nhiệm vụ chủ yếu của ngành công an nên chưa chủ động phối hợp triển khai thựchiện nên tình trạng vi phạm pháp luật do thiếu hiểu biết ở vùngnông thôn, vùng sâu, vùng xa vẫn còn nhiều.
Thứ hai, các mô hình, các cuộc vận động, các phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc đã được triển khai xây dựng nhiều ở các địa phương nhưng việc bảo đảm các điều kiện để duy trì hoạt động là vô cùng khó khăn về kinh phí, về nội dung và địa điểm sinh hoạt. Rất ít nơi duy trì hoạt động được thời gian dài. Nhiều nơi chỉ xây dựng cho có hoặc có hoạt động thì chỉ duy trì được thời gian đầu. Bên cạnh đó, việc sơ tổng kết đánh giá nhân rộng các mô hình, các phong trào hoạt động chưa được các cấp, các ngành quan tâm đúng mức.
Ba, về tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật diễn biến phức tạp. Một số vấn đề rất đáng quan tâm như: một số đối tượng lợi dụng những vấn đề xảy để kích động, lôi kéo, gây áp lực đối với các cấp chính quyền, thách thức, đe dọa người thi hành công vụ và phóng viên tác nghiệp; tình hình xâm hại trẻ em; hành hung y bác sĩ trong các bệnh viện, tệ nạn và tội phạm ma túy diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng ở các địa phương, cơ sở…
Về nguyên nhân, cùng với sự nhất trí với 9 nguyên nhân đã nêu trong báo cáo của Chính phủ về công tác phòng ngừa, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, đại biểu Nguyễn Thị Phúc bổ sung thêm nguyên nhân: nguồn lực bố trí cho lực lượng trực tiếp đấu tranh phòng, chống tội phạm chưa thực sự phù hợp. Căn cứ, thực tiễn ở cấp xã chỉ có Trưởng Công an xã, Trưởng Quân sự xã là chuyên trách. Phó Công an xã, Phó Quân sự xã là cán bộ không chuyên trách, có chế độ phụ cấp rất thấp nên đã phần nào ảnh hưởng đến công tác nắm tình hình, giải quyết các mâu thuẫn tranh chấp trong nội bộ nhân dân.