Nội dung dự thảo sửa đổi về luật giao dịch điện tử

Luật giao dịch điện tử hiện hành còn tồn tại nhiều bất cập. Mục đích của việc sửa đổi, thay thế Luật Giao dịch điện tử năm 2005 để tạo một hành lang pháp lý hoàn thiện, trọn vẹn, thuận lợi cho việc chuyển đổi các hoạt động từ môi trường thực sang môi trường số trong tất cả các ngành, lĩnh vực nhằm chủ động, tích cực tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và công cuộc chuyển đổi số quốc gia. Sau đây là một số nội dung sửa đổi.

Một số nội dung của dự thảo

Theo tờ trình 363, Luật Giao dịch điện tử năm 2005 có kết cấu gồm 8 chương và 54 điều. Sau khi sửa đổi, bổ sung, dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) có 8 chương và 57 điều, trong đó các nội dung sửa đổi, bổ sung bám sát theo 9 chính sách đã được Chính phủ thông qua tại Nghị quyết 152 ngày 3/12/2021 về phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 11/2021.

Tại tờ trình, Chính phủ cũng nêu rõ những nội dung sửa đổi, bổ sung ở từng chương. Căn cứ, dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) mở rộng phạm vi áp dụng của hoạt động giao dịch điện tử tới tất cả hoạt động của đời sống xã hội. Luật sửa đổi sẽ quy định theo hướng không loại trừ phạm vi áp dụng của hoạt động giao dịch điện tử, tạo một khung pháp luật thống nhất về hoạt động giao dịch điện tử trong các lĩnh vực để thực hiện chuyển đổi những giao dịch từ môi trường thực sang môi trường số, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia.

Với quy định về dịch vụ tin cậy tại Chương III – Chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy tại dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi), Chính phủ cho biết, trong quy định về dịch vụ tin cậy, ngoài dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử (dịch vụ chữ ký số công cộng) và dịch vụ cấp dấu thời gian đã có và được triển khai, dự thảo Luật bổ sung thêm dịch vụ chứng thực thông điệp dữ liệu. Đây là dịch vụ của bên thứ ba độc lập nhằm xác nhận, chứng nhận một thông điệp dữ liệu là đáng tin cậy.

Ưu điểm và hạn chế của dự thảo

Với Dự thảo Luật Giao dịch điện tử năm 2005 (sửa đổi), các quy định mới đã cơ bản khắc phục những bất cập, hạn chế của luật hiện hành, đặc biệt việc công nhận giao dịch điện tử có giá trị pháp lý giống như giao dịch truyền thống với các điều kiện kèm theo.

Tuy nhiên, bên cạnh những tín hiệu tích cực thì vẫn tồn tại một số nội dung chưa thống nhất, phù hợp với quy định pháp luật và thực tiễn hoạt động hiện nay như quy định về giá trị pháp lý của chữ ký điện tử chưa tạo điều kiện cho các chủ thể tự lựa chọn loại chữ ký điện tử phù hợp với nhu cầu về tính khả dụng và độ an toàn; quy định về sử dụng và công nhận chữ ký điện tử nước ngoài còn chưa phù hợp thực tiễn; việc sử dụng các chứng từ điện tử đã được ký bằng chữ ký điện tử trong các vụ việc tại tòa án; quy định chỉ được sử dụng chữ ký số đối với các giao dịch nhằm mục đích kinh doanh.

Trên đây là thông tin Nội dung dự thảo sửa đổi về chuyên giao dịch điện tử  được gửi tới đến bạn đọc. Trong quá trình nghiên cứu nếu như còn bất kỳ câu hỏi nào, bạn đọc vui lòng liên hệ LVN Group để được tư vấn cụ thể.

Website: https://lvngroup.vn

 

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com