1. Nội luật hoá là gì?
Nội luật hóa là chuyển hoá quy định trong điều ước quốc tế thành quy phạm pháp luật có giá trị bất buộc thực hiện đối với tổ chức, cá nhân ở một quốc gia. Trong quan hệ quốc tế, điều ước quốc tế là cách thức thể hiện sự thoả thuận giữa các chủ thể luật quốc tế (chủ yếu là quốc gia). Theo nguyên tắc chung, các bên kí kết hoặc tham gia có nghĩa vụ thực hiện các quy định trong điều ước quốc tế. Tuy nhiên, các quy định này chỉ có giá trị bắt buộc thi hành đối với pháp nhân, thể nhân của bên kí kết hoặc tham gia điều ước quốc tế khi được nội luật hoá, nghĩa là khi các quy định trong điều ước quốc tế trở thành quy phạm pháp luật quốc gia.
2. Các cách thức nội luật hoá
Việc nội luật hoá được tiến hành sau khi đơn vị có thẩm quyền của quốc gia chính thức xác nhận quy định trong điều ước quốc tế ràng buộc đối với quốc gia đó (phê chuẩn). Nếu trường hợp gia nhập những điều ước quốc tế không qua thủ tục phê chuẩn thì việc nội luật hoá được tiến hành sau khi thực hiện thủ tục gia nhập. Đối với điều ước quốc tế được kí kết với danh nghĩa Chính phủ hay một đơn vị công quyền, có quy định thủ tục phê duyệt của đơn vị có thẩm quyền của quốc gia thì việc nội luật hoá được tiến hành sau khi được phê duyệt. Thực chất, nội luật hoá điều ước quốc tế là quá trình chuyển hoá hiệu lực, cụ thể hoá quy định ghì trong điều ước quốc tế mà quốc gia đã kí kết để áp dụng không chỉ đối với quốc gia, mà còn đối với cả pháp nhân, thể nhân thuộc quốc gia đó. Do đó, tuỳ thuộc vào từng điều ước quốc tế mà quốc gia thành viên có thể áp dụng nhiều cách thức để nội luật hoá điều ước quốc tế, cụ thể có các cách thức: 1) Hình thức ban hành văn kiện nhà nước quy định các quy định trong điều ước quốc tế có hiệu lực áp dụng ở quốc gia thành viên. Đây là cách thức đơn giản nhất để nói luật hoá điều ước quốc tế vì không phải ban hành nhiều quy phạm pháp luật mà chỉ thuần tuý quy định pháp nhân, thể nhân có nghĩa vụ thực hiện quy định trong từng điểu ước quốc tế cụ thể. Tuy nhiên, do các quy định trong điều ước quốc tế xác lập nhằm điều chỉnh hành vi của quốc gia thành viên nên thường không đủ mức cụ thể để điều chỉnh hành vi của pháp nhân, thể nhân khi có các hoạt động liên quan; 2) Hình thức ban hành văn bản quy phạm pháp luật hoặc sửa đổi, bổ sung quy định trong các văn bản pháp luật để cụ thể hoá các quy định trong điều ước quốc tế. Hình thức nội luật hoá này tạo ra văn bản quy phạm pháp luật mới trong hệ thống pháp luật quốc gia hoặc làm thay đổi nội dung điều chỉnh của một số quy định trong văn bản pháp luật hiện hành. Hình thức này tạo ra văn bản quy phạm pháp luật mới trong hệ thống pháp luật quốc gia hoặc làm thay đổi nội dung điều chỉnh của một số quy định trong văn bản pháp luật hiện hành. Theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Luật Điều ước quốc tế năm 2016, căn cứ vào yêu cầu, nội dung, tính chất của điều ước quốc tế, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ khi quyết định chấp nhận sự ràng buộc của điều ước quốc tế đồng thời quyết định áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế đó đối với đơn vị, tổ chức, cá nhân trong trường hợp quy định của điều ước quốc tế đã đủ rõ, đủ chi tiết để thực hiện; quyết định hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện điều ước quốc tế đó. 3) Hình thức bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật hoặc một số quy định trong văn bản pháp luật quốc gia để phù hợp với yêu cầu của điều ước quốc tế. Đây là cách thức khắc phục sự mâu thuẫn trong nội dung điều chỉnh của pháp luật quốc gia theo yêu cầu của quy định trong điều ước quốc tế. Nội luật hoá là phương thức thực hiện điều ước quốc tế khác biệt với việc phê chuẩn hay phê duyệt điều ước quốc tế. Nội luật hoá không nhằm mục đích thừa nhận điều ước quốc tế mà nhằm tạo ra sự ràng buộc đối với pháp nhân, thể nhân với điều ước quốc tế mà quốc gia tham gia. Chính vì vậy, nội luật hoá có vai trò cần thiết trong việc thực hiện các điều ước quốc tế. Cùng với tiến trình hội nhập quốc tế, Việt Nam đã kí kết nhiều điều ước quốc tế song phương và đa phương. Các điều ước này thường được nội luật hoá dưới nhiều cách thức, trong đó phần lớn được thực hiện bằng cách bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung quy định trong văn bản pháp luật để phù hợp với yêu cầu của điều ước quốc tế.
3. Giải đáp có liên quan
Nguyên tắc của nội luật hoá là gì? Khi thực hiện nội luật hóa, cần tuân thủ các nguyên tắc sau: – Nguyên tắc bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật; – Nguyên tắc tuân thủ thẩm quyền, cách thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; – Nguyên tắc bảo đảm tính công khai trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trừ trường hợp văn bản quy phạm pháp luật có nội dung thuộc bí mật nhà nước; đảm bảo tính minh bạch trong các quy định của văn bản quy phạm pháp luật; – Nguyên tắc bảo đảm tính khả thi của văn bản quy phạm pháp luật; – Nguyên tắc không làm cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Đặc điểm của nội luật hoá là gì?
- Tính thích nghi tuỳ biến
- Tính đa dạng chủ thể
- Tính mâu thuẫn nội tại
- Tính ý chí quốc gia
- Tính ảnh hưởng quốc tế
Tính ý chí quốc gia của nội luật hoá được thể hiện thế nào?
Chuyển hóa các quy phạm điều ước vào pháp luật quốc gia là một quá trình thể hiện rất rõ ý chí của quốc gia. Quốc gia thể hiện ý chí của mình ở việc có đặt ra vấn đề nội luật hóa được không, có quy định các thủ tục để tiến hành nội luật hóa được không. Dù chuyển hóa không phải là một nghĩa vụ bắt buộc từ phía quốc tế nhưng thông qua pháp luật quốc gia, mỗi nước có thể tự đặt ra nghĩa vụ cho mình. Một khi thủ tục nội luật hóa đã được quy định trong luật, các đơn vị có thẩm quyền cùng mọi cá nhân, tổ chức liên quan đều bắt buộc phải thực hiện.
Tính ý chí được thể hiện ở việc nhà làm luật xác định điều kiện để một ĐƯQT có thể được nội luật hóa.
Tính ý chí thể hiện ở việc quốc gia có ý thức trong việc giám sát sự thi hành các quy phạm “sau nội luật hóa” và xử lý các vi phạm. Nói cách khác, tính ý chí nằm ở tính tự giác trong việc thực hiện pháp luật quốc tế của mỗi quốc gia sau khi đã tiến hành các thao tác nội luật hóa.
Trên đây là nội dung tư vấn của LVN Group liên quan đến vấn đề Nội luật hoá là gì?. Nếu có bất kỳ thắc mặc gì liên quan đến nội dung nội dung trình bày hoặc cần được hỗ trợ, tư vấn về các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua:Website: lvngroup.vn