Phân biệt trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu Chính phủ

Trái phiếu Chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp đều nằm trong những kênh đầu tư an toàn, rủi ro thấp. Vậy trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu Chính phủ có gì khác nhau? Mời bạn đọc nghiên cứu qua nội dung trình bày sau đây.

Phân biệt trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu Chính phủ

1. Trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu Chính phủ là gì?

Trái phiếu là một sản phẩm tài chính mà một tổ chức phát hành (Chính phủ hoặc doanh nghiệp) dùng để huy động nguồn vốn vay từ nhà đầu tư. Tổ chức phát hành có nghĩa vụ thực hiện các cam kết nợ, bao gồm thanh toán lãi suất định kỳ và hoàn lại số tiền đầu tư ban đầu khi đến kỳ đáo hạn. Căn cứ:

Trái phiếu Chính phủ được giải thích tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 01/2011/NĐ-CP là loại trái phiếu do Bộ Tài chính phát hành nhằm huy động vốn cho ngân sách Nhà nước hoặc huy động vốn cho chương trình, dự án đầu tư cụ thể thuộc phạm vi đầu tư của Nhà nước.

Còn trái phiếu doanh nghiệp là loại chứng khoán có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành, xác nhận nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi và các nghĩa vụ khác (nếu có) của doanh nghiệp đối với nhà đầu tư sở hữu trái phiếu (theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 163/2018/NĐ-CP).

Giữa trái phiếu doanh nghiệp là gì và trái phiếu Chính phủ có những đặc điểm giống nhaucơ bản như sau:

– Đều là chứng chỉ nợ, quy định nghĩa vụ thanh toán nợ của bên phát hành;

– Nhà đầu tư đóng vai trò là người cho vay, thu nhập dựa trên lãi suất định kỳ;

– Có khả năng mua đi bán lại, tặng hoặc chuyển nhượng;

– Thường có lãi suất cao hơn lãi suất tiết kiệm;

– Có kỳ hạn tối thiểu là 1 năm.

2. Trái phiếu Chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp có gì khác nhau?

Dựa trên các quy định của pháp luật, có thể phân biệt trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu Chính phủ qua các tiêu chí sau:

3. Giải đáp có liên quan

Đặc điểm của trái phiếu Chính phủ là gì?

Theo Nghị định 01 năm 2011, trái phiếu Chính phủ có một số đặc điểm sau:

Về chủ thể phát hành

– Chủ thể phát hành trái phiếu Chính phủ là Bộ Tài chính;

– Chủ thể phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh là doanh nghiệp, ngân hàng chính sách của nhà nước và tổ chức tài chính, tín dụng thuộc đối tượng được cấp bảo lãnh Chính phủ.

Đối tượng được mua trái phiếu Chính phủ

Tại Điều 7 quy định, đối tượng mua trái phiếu là tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài. Mặt khác, tổ chức của Việt Nam không được sử dụng kinh phí do ngân sách nhà nước cấp để mua trái phiếu.

Các điều khoản của trái phiếu Chính phủ

Điều 6 Nghị định 01 quy định về các điều khoản của trái phiếu như sau:

– Kỳ hạn trái phiếu

Ngoại trừ tín phiếu kho bạc do Bộ Tài chính phát hành, các loại trái phiếu Chính phủ khác, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương có kỳ hạn từ một (01) năm trở lên. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể về kỳ hạn trái phiếu, đảm bảo tính đa dạng và tiêu chuẩn hóa các kỳ hạn trái phiếu nhằm mục đích phát triển thị trường trái phiếu.

– Mệnh giá trái phiếu

Mệnh giá trái phiếu do chủ thể phát hành quyết định. Trường hợp trái phiếu niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, mệnh giá trái phiếu được quy định phù hợp với quy định về niêm yết và giao dịch chứng khoán.

– Đồng tiền phát hành, thanh toán trái phiếu

+ Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương phát hành trong nước bằng đồng Việt Nam. Trường hợp trái phiếu Chính phủ phát hành trong nước bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi thực hiện theo đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

+ Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh phát hành ra thị trường quốc tế bằng ngoại tệ theo đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo hướng dẫn tại Nghị định này.

+ Đồng tiền sử dụng để thanh toán gốc, lãi trái phiếu cùng loại với đồng tiền khi phát hành.

+ Việc sử dụng ngoại tệ làm đồng tiền phát hành, thanh toán trái phiếu phải đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.

 Hình thức trái phiếu

Trái phiếu được phát hành dưới cách thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử. Chủ thể phát hành quyết định cụ thể về cách thức trái phiếu đối với mỗi đợt phát hành.

– Lãi suất trái phiếu

+ Lãi suất trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương phát hành trong nước do chủ thể phát hành quyết định trong khung lãi suất do Bộ Tài chính quy định.

+ Trái phiếu được phát hành theo lãi suất cố định, lãi suất thả nổi và lãi suất chiết khấu theo phương án phát hành được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Lợi ích khi đầu tư trái phiếu chính phủ

Về mặt pháp lý, căn cứ Điều 8 Nghị định 01, Chính phủ cam kết về quyền lợi khi đầu tư trái phiếu là chủ sở hữu trái phiếu được đảm bảo thanh toán trọn vẹn, đúng hạn khi gốc, lãi trái phiếu đến hạn thanh toán. Đồng thời, được sử dụng trái phiếu để chuyển nhượng, cho, tặng, thừa kế, chiết khấu và cầm cố trong các quan hệ tín dụng và quan hệ dân sự theo hướng dẫn của pháp luật hiện hành.

Bên cạnh đó, so với loại hình đầu tư khác trên thị trường chứng khoán, trái phiếu Chính phủ được đánh giá là một kênh đầu tư khá ổn định và phù hợp cho các nhà đầu tư mong muốn nhận được thu nhập cố định hàng năm từ tiền lãi và có thể bán lại dễ dàng cho các nhà đầu tư khác.

– Đối với các tổ chức:

+ Các doanh nghiệp có thể sử dụng trái phiếu chính phủ như một công cụ an toàn nhằm đa dạng hóa danh mục đầu tư; phân bổ dòng tiền và giảm thiểu rủi ro nếu nền kinh tế không ổn định.

+ Trái phiếu chính phủ cũng là một kênh đầu tư cần thiết của những tổ chức tài chính có nguồn tiền lớn; đòi hỏi tính an toàn trong đầu tư như các công ty bảo hiểm; Quỹ đầu tư an toàn; Quỹ hưu trí tự nguyện.

– Đối với nhà đầu tư là cá nhân:

+ Đối với nhà đầu tư cá nhân tìm kiếm sự an toàn; thì kênh trái phiếu Trái phiếu Chính phủ cũng đem lại lãi suất tốt hơn so với tiền gửi tiết kiệm tại các ngân hàng thương mại.

+ Trong trường hợp lãi suất ngân hàng có xu hướng giảm; đồng thời với cơ chế ngân hàng có thể bị phá sản làm tăng rủi ro của người gửi tiền thì nhà đầu tư cá nhân; thì kênh đầu tư này cũng dần dần trở nên khá hấp dẫn; đặc biệt với các nước phát triển.

Điều kiện phát hành trái phiếu công ty cổ phần là gì?

Việc phát hành trái phiếu của công ty cổ phần gồm 02 cách thức, trong đó:

– Chào bán trái phiếu ra công chúng, gồm các phương thức:

+ Chào bán thông qua phương tiện thông tin đại chúng;

+ Chào bán cho từ 100 nhà đầu tư trở lên, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp;

+ Chào bán cho các nhà đầu tư không xác định.

– Chào bán trái phiếu riêng lẻ, gồm các phương thức:

+ Chào bán cho dưới 100 nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp;

+ Chỉ chào bán cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.

Điều kiện phát hành trái phiếu của công ty cổ phần như sau

XEM THÊM:>>> Thông tin về phát hành trái phiếu chính phủ

Trên đây là một số thông tin về trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu Chính phủ. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ địa chỉ đã được ghim bên dưới. Trân trọng cảm ơn!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com