Phân Tích, Bình Luận Đồng Phạm Tội Cố Ý Gây Thương Tích Chi Tiết - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - ACC - Phân Tích, Bình Luận Đồng Phạm Tội Cố Ý Gây Thương Tích Chi Tiết

Phân Tích, Bình Luận Đồng Phạm Tội Cố Ý Gây Thương Tích Chi Tiết

Đồng phạm trong tội cố ý gây thương tích là gì? Quy định xử phạt đồng phạm trong tội cố ý gây thương tích trong BLHS 2015 thế nào? Nếu bạn đang quan tâm đến đồng phạm trong tội cố ý gây thương tích hãy theo dõi nội dung trình bày sau đây.

Đồng phạm trong tội cố ý gây thương tích

1.Thế nào là đồng phạm trong tội cố ý gây thương tích?

  • Theo Khoản 1 Điều 17 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) có quy định: “Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm”.
  • Vì vậy đồng phạm trong tội cố ý gây thương tích là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện tội cố ý gây thương tích quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).
  • Theo đó, người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) thì đã phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

2. Có mấy loại đồng phạm?

Căn cứ theo Điều 17 của Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì đồng phạm được quy định cụ thể như sau:

– Đồng phạm chính là trường hợp mà có hai người trở lên cùng cố ý thực hiện một tội phạm nào đó.

– Đồng thời, người đồng phạm sẽ bao gồm có người tổ chức, người thực hành, người xúi giục và người giúp sức.

  •   Người giúp sức chính là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
  •   Người tổ chức chính là người chủ mưu, người cầm đầu hay chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
  •   Người xúi giục chính là người kích động, dụ dỗ hoặc thúc đẩy người khác để họ thực hiện tội phạm.
  •   Người giúp sức chính là người tạo ra điều kiện tinh thần hoặc là điều kiện vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

3. Nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự đối với đồng phạm trong tội cố ý gây thương tích

Phải chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm như bị xét xử, truy tố về cùng tội danh và cùng điều luật.

Đồng phạm phải chịu trách nhiệm độc lập về việc cùng thực hiện vụ đồng phạm

  • Sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi vượt quá của người thực hành (căn cứ Khoản 4 Điều 17 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017).
  • Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó. (Căn cứ theo Điều 58 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017)

Mặt khác, theo hướng dẫn tại điểm c Khoản 2 Điều 91 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) thì đối với người đồng phạm là người dưới 18 tuổi có vai trò không đáng kể trong vụ án, có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả, nếu không thuộc trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự theo hướng dẫn tại Điều 29 của Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp (khiển trách; hòa giải tại cộng đồng; giáo dục tại xã, phường, thị trấn) quy định tại Mục 2 Chương XII Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).

4. Hình phạt đối với đồng phạm trong tội cố ý gây thương tích

Căn cứ theo Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) thì đồng phạm cùng thực hiện cũng sẽ chịu hình phạt chung đối với tội cố ý gây thương tích như sau:

  • Bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).
  • Bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm đối với phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).
  • Bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm đối với phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).
  • Bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm đối với phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).
  • Bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân đối với phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).

Mặt khác, người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể. (căn cứ Khoản 2 Điều 54 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017)

Căn cứ theo Điều 58 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) thì khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm.

Bài viết trên là những thông tin chi tiết và cụ thể về đồng phạm trong tội cố ý gây thương tích. Nếu bạn có những câu hỏi liên quan đến đồng phạm trong tội cố ý gây thương tích hãy liên hệ Công ty Luật LVN Group để được tư vấn và hỗ trợ.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com