Pháp luật quy định như thế nào về việc nghỉ chuẩn bị hưu - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - ACC - Pháp luật quy định như thế nào về việc nghỉ chuẩn bị hưu

Pháp luật quy định như thế nào về việc nghỉ chuẩn bị hưu

1. Đôi tượng được áp dụng quy định nghỉ việc chuẩn bị hưu

Pháp luật quy định như thế nào đối với việc nghỉ chuẩn bị hưu

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư 113/2016/TT-BQP ngày 23 tháng 8 năm 2016 quy định về chế độ nghỉ của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, đối tượng áp dụng là quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; đơn vị, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan.

2. Pháp luật quy định như thế nào đối với việc nghỉ việc chuẩn bị hưu?

Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Thông tư 113/2016/TT-BQP ngày 23 tháng 8 năm 2016 như sau:

– Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được cấp có thẩm quyền quyết định nghỉ hưu, thời gian được nghỉ để chuẩn bị hậu phương gia đình (nghỉ chuẩn bị hưu) như sau:

+ Từ đủ 20 năm đến dưới 25 năm đóng bảo hiểm xã hội được nghỉ 09 tháng;

+ Từ đủ 25 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được nghỉ 12 tháng.

– Trong thời gian nghỉ chuẩn bị hưu, nếu mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh cần chữa trị dài ngày, bệnh tâm thần thực hiện theo Thông tư số 157/2013/TT-BQP ngày 26 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về quản lý, điều trị, chăm sóc, giải quyết chính sách đối với quân nhân, công chuyên viên chức quốc phòng, người công tác trong tổ chức cơ yếu do quân đội quản lý bị bệnh hiểm nghèo, bệnh cần chữa trị dài ngày, bệnh tâm thần và Thông tư số 70/2016/TT-BQP ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định trình tự, thủ tục thôi phục vụ tại ngũ, thôi việc đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, người công tác trong các tổ chức cơ yếu hưởng lương từ ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quản lý.

3. Thời gian được nghi chuẩn bị hưu đối với quan nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng như thế nào?

– Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm đến 25 năm thì được nghỉ 09 tháng.

– Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 25 năm trở lên thì được nghỉ 12 tháng.

4. Trong thời gian nghỉ chuẩn bị hưu đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng thì họ có được hưởng lương được không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 113/2016/TT-BQP quy định về chế độ nghỉ của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng thì quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được nghỉ hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp (nếu có) theo quy định của Bộ Luật Lao động và quy định của Bộ Trưởng Bộ Quốc phòng trong các trường hợp sau:

– Nghỉ hằng tuần;

– Nghỉ phép hằng năm;

– Nghỉ phép đặc biệt;

– Nghỉ ngày lễ, tết;

– Nghỉ an dưỡng, điều dưỡng;

– Nghỉ chuẩn bị hưu;

Theo như quy định nêu trên thì quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được nghỉ chuẩn bị hưu vẫn được hưởng nguyên lương và các chế độ phụ cấp khác nếu có theo quy định.

Trường hợp cán bộ có nguyện vọng nghỉ hưu ngay (không nghỉ chuẩn bị hưu hoặc nghỉ không đủ thời gian quy định), khi chuyển ra được hưởng khoản chênh lệnh tiền lương do không nghỉ chuẩn bị hưu theo hướng dẫn hiện hành.

Sĩ quan nghỉ chuẩn bị hưu tại gia đình phải đăng ký thời gian nghỉ với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của gia đình.

Trong thời gian nghỉ chuẩn bị hưu, nếu mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh cần chữa trị dài ngày, bệnh tâm thần, thực hiện theo Thông tư số 157/2013/TT-BQP ngày 26 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về quản lý, điều trị, chăm sóc, giải quyết chính sách đối với quân nhân, công chuyên viên chức quốc phòng, người công tác trong tổ chức cơ yếu do quân đội quản lý bị bệnh hiểm nghèo, bệnh cần chữa trị dài ngày, bệnh tâm thần.

5. Cách tính mức lương, phụ cấp và trợ cấp đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng

Mức lường, phụ cấp và trợ cấp đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được tính như sau:

Mức lương cơ sơ là: 1490.000 đồng/tháng

– Mức lương:

  1. b) Mức phụ cấp quân hàm hạ sĩ quan, binh sĩ và học viên cơ yếu
  1. c) Mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu
  1. d) Mức phụ cấp tính theo mức lương cơ sở

– Đối với người hưởng lương

– Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ và học viên cơ yếu

 – Mức phụ cấp tính theo tỷ lệ %:

+ Đối với người hưởng lương

+ Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ và học viên cơ yếu

Mức trợ cấp tính theo mức lương cơ sở

Trên đây là một số quy định liên quan đến việc nghỉ chuẩn bị hưu, Công Ty Luật LVN Group chia sẽ đến bạn đọc./.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com