Phòng ngừa tội phạm dưới góc độ tâm lý học

Công tác phòng ngừa tội phạm luôn được ưu tiên hàng đầu ở mỗi quốc gia,  bởi dẫu có phát hiện và xử lý tội phạm kịp thời thì hành vi đó cũng đã xảy ra và ít nhiều đã để lại những hậu quả đáng tiếc cho xã hội. Do đó, Phương châm rất cần thiết trong đường lối xử lý của Nhà nước ta là lấy giáo dục, phòng ngừa là chính, phòng ngừa tốt cũng chính là chống tội phạm tốt.Cũng chính từ những yêu cầu trên, nội dung trình bày hôm nay sẽ giới thiệu cho các bạn về một các phòng ngừa tội phạm khá phổ biến hiện nay ở nước ta, chính là Phòng ngừa tội phạm dưới góc độ tâm lý học. Mời các bạn cùng nghiên cứu thêm dưới nội dung trình bày sau đây.

1.Các khái niệm liên quan.

1.1.Phòng ngừa tội phạm là gì?

Phòng ngừa tội phạm là hệ thống các quy định, các biện pháp, các hành động của cá nhân, tổ chức nhằm hạn chế, ngăn chặn tội phạm xảy ra, phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh các tội phạm xảy ra và giáo dục người phạm tội trở thành người có ích cho xã hội. Vì vậy, đây là hệ thống các quy định, các biện pháp, các hành động nhằm:
– Hạn chế tội phạm
– Ngăn chặn tội phạm
– Phát hiện, xử lý các tội phạm xảy ra
– Giáo dục người phạm tội.

1.2.Phòng ngừa tội phạm dưới góc độ tâm lí học là gì?

Phòng ngừa tội phạm dưới góc độ tâm lý học là hệ thống các biện pháp, các quy định, các hành vi của cá nhân, tổ chức mà: 
– Thứ nhất, hình thành ở con người những phẩm chất tâm lí tích cực, những thói quen hành vi không phù hợp với chuẩn mực xã hội; 
– Thứ hai, ngăn chặn sự hình thành, loại bỏ, hạn chế những phẩm tâm lí tiêu cực, những thói quen hành vi không phù hợp với chuẩ mực xã hội, giải tỏa khuynh hướng gây hấn, xâm kích;
– Thứ ba, đảm bảo hạn chế tối đa cho cá nhân không phạm tội trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

2.Phòng ngừa tội phạm từ quan điểm của Tâm lý học hành vi

Theo quan điểm của Tâm lý học hành vi thì việc con người phạm tội là do tác động của môi trường bên ngoài chứ không phải do ý thức bên trong. Do đó, để phòng ngừa tội phạm thì cần chú ý những điều sau:
Thứ nhất, cần phải đặc biệt chú trọng đến môi trường xã hội. Theo Tâm lý học hành vi, bản chất và hành vi phạm tội của con người do môi trường, đặc biệt là môi trường xã hội quyết định.
Thứ hai, cần hình thành thói quen tuân thủ pháp luật. Việc hình thành các thói quen tuân theo pháp luật có tác động kiềm chế và làm mất đi phản xạ có điều kiện.
Thứ ba, cần làm tốt công tác giáo dục
Thứ tư, tránh xa những tình huống tiêu cực

3.Bài học thực tiễn cho việc Phòng ngừa tội phạm dưới góc độ tâm lý học

-Phải chú trọng đặc biệt đến môi trường xã hội

Theo Tâm lý học hành vi, bản chất và hành vi phạm tội của con người do môi trường, đặc biệt là môi trường xã hội quyết định. Một đứa trẻ sinh ra về bản chất đa phần là không thiện không ác, chỉ trong quá trình tiếp xúc với môi trường xã hội mới bắt đầu hình thành phẩm chất bản thân. Hoàn cảnh tốt giúp con người tiếp thu những cái tốt đẹp, tích cực và ngược lại, hoàn cảnh xấu sẽ mang lại những điều tiêu cực trong quá trình hình thành và phát triển con người, cụ thể là nhân cách và hành vi. Hành vi phạm tội ra đời dựa trên vấn đề nhân cách xấu và phẩm chất tâm lý tiêu cực đã hình thành xong và tích tụ trong bản chất con người

-Chú trọng đến việc hình thành thói quen tuân theo pháp luật

Việc hình thành các thói quen tuân theo pháp luật có tác động kiềm chế và làm mất đi phản xạ có điều kiện. Các nhà tâm lý học hành vi đã chứng minh rằng khi một người mẫu ngang hàng tiến hành hành vi gây hấn mà không có hậu quả tiêu cực thì nó sẽ làm tăng khả năng người quan sát cũng sẽ tiến hành những hành vi gây hấn bị cấm đoán tương tự khi bị đặt trong cùng một trường hành vi.Vì vậy, khi một người quan sát chứng kiến một người khác phải chịu đựng hình phạt vì đã tiến hành những hoạt động bị cấm, vi phạm pháp luật  thì khuynh hướng thực hiện những hành động sai lầm tương tự đó bị giảm đi.

-Phải kiểm soát chặt chẽ các tình huống giáo dục.

Do Tâm lý học hành vi nghiêng về quan niệm hành vi phạm tội luôn có sự tác động không nhỏ bởi môi trường và hoàn cảnh xung quanh, nên muốn khiến nhân cách và hành vi của người bình thường cũng như người phạm tội dần trở về đúng pháp luật, muốn họ sau này không có hành vi vi phạm hoặc tái phạm thì nhất thiết, phải dùng sự lao động cùng các chế độ giáo dục, quản lý và học tập riêng để giúp họ nhìn nhận được hành vi  của mình. 

-Tránh xa các tình huống dễ gây cảm xúc. 

Các tình huống dễ gây cảm xúc đóng vai trò như một tác nhân gây kích thích tác động đến hành vi của người phạm tội. Những tình huống dễ gây cảm xúc từ môi trường xã hội có thể tạo ra nhũng hành vi tích cực hoặc tiêu cực.

4.Một số câu hỏi liên quan thường gặp?

-Thông thường, hành vi sẽ dẫn đến bao nhiêu phạm trù?

Hành vi có hai phạm trù: hành vi biểu hiện ra bên ngoài và hành vi diễn ra bên trong.Hành vi có hai phạm trù: hành vi biểu hiện ra bên ngoài và hành vi diễn ra bên trong. Hành vi bộc lộ ra bên ngoài là những gì chúng ta làm người khác có thể quan sát trực tiếp được (Ví dụ: ăn, chơi, nói, cười, viết,…). Hành vi diễn ra bên trong đầu là những gì chúng ta làm mà người khác không thể quan sát trực tiếp được (Ví dụ: suy nghĩ tưởng tượng, nghi nhớ, suy đoán, tình cảm,…) nhưng có thể nhận biết thông qua suy luận.

-Ý nghĩa của tâm lý học hành vi thế nào trong việc nghiên cứu phòng ngừa tội phạm?  

Trường phái hành vi đã đem lại cho tâm lý học nói chung và tâm lý học xã hội nói riêng một hướng đi mới, tập trung vào nghiên cứu các hành vi xã hội, chứng minh rằng chúng có thể nhận biết và điều khiển được. Tuy nhiên, những nguyên tắc của trường phái hành vi gây trở ngại lớn cho việc nghiên cứu các sự kiện tâm lý xã hội khi hoàn toàn bỏ qua các nghiên cứu về các quá trình hoạt động và phát triển của nhóm. Chính khái niệm nhóm trong trường phái hành vi chỉ được xem như một nhóm nhỏ gồm hai nhân vật. Điều này khiến trường phái hành vi trở thành trường phái lý thuyết mang ít tính xã hội nhất trong các lý thuyết của tâm lý học xã hội.

-Trường phái tâm lý học hành vi ra đời khi nào?

Trường phái tâm lý học hành vi chính thức trở thành một trường phái lý thuyết độc lập trong tâm lý học từ đầu thế kỷ XX, đánh dấu bằng sự ra đời của học thuyết điều kiện hoá kinh điển của Ivan Pavlov; điều kiện hoá thao tác của E.Thorndike và việc phát triển hai học thuyết này thành thuyết hành vi cổ điển (John B. Watson) và thuyết hành vi mới (B.F. Skinner, A.Bardura).

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com