Phụ lục hợp đồng là gì? Mẫu phụ lục hợp đồng [Cập nhật 2023]

Trong thực tiễn thực hiện hợp đồng, có rất nhiều trường hợp phát sinh mà các bên chủ thể giao kết cần phải sửa đổi, bổ sung hợp đồng. Nhiều trường hợp vì không muốn phải ký lại hợp đồng nên đang tính tới phương án là lập phụ lục hợp đồng. Vậy phụ lục hợp đồng là gì? Quy định của pháp luật về vấn đề này thế nào, hãy cùng LVN Group theo dõi nội dung trình bày sau:

Phụ lục hợp đồng là gì? (Cập nhật 2021)

1. Tìm hiểu về phụ lục hợp đồng lao động

Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, người sử dụng lao động hoặc người lao động có thể có mong muốn thay đổi một hoặc một số thỏa thuận trong hợp đồng lao động như tiền lương, các chế độ thưởng, công việc hoặc địa điểm công tác… Khi này, các bên có thể ký kết phụ lục hợp đồng để sửa đổi những nội dung mà mình mong muốn.

Phụ lục hợp đồng lao động là một bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực pháp lý tương đương hợp đồng lao động. Tuy nhiên, để tránh tranh chấp về sau, người sử dụng lao động cần lưu ý một số điểm như sau:

– Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động mà dẫn đến cách hiểu khác với hợp đồng lao động thì thực hiện theo nội dung của hợp đồng lao động;

– Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động dùng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung những điều khoản sửa đổi, bổ sung và thời gian có hiệu lực.

2. Phụ lục hợp đồng là gì?

Theo Khoản 1 Điều 403 Bộ luật dân sự 2015 thì: “Hợp đồng có thể có phụ lục kèm theo để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng.”

Bên cạnh những hợp đồng có nội dung rõ ràng, ngắn gọn thì có nhiều hợp đồng có nội dung rất dài và phức tạp. Trong khi đó, các điều khoản hình thành nên hợp đồng cần ngắn gọn, dễ hiểu, chứa đựng thông tin cần thiết để thực hiện hợp đồng đạt hiệu quả cao. Chính vì vậy, khi giao kết hợp đồng, các bên thường thỏa thuận phụ lục kèm theo để giải thích, quy định chi tiết các điều khoản của hợp đồng. Ví dụ như kèm theo hợp đồng thuê nhà là phụ lục miêu tả các loại, số lượng, chất lượng tài sản có trong ngôi nhà cho thuê.

Vì phụ lục của hợp đồng là một phần của hợp đồng nên nó có hiệu lực như hợp đồng. Nội dung của phụ lục của hợp đồng phù hợp với nội dung của hợp đồng và không được trái với nội dung của hợp đồng. Vì được xây dựng và xác lập kèm theo hợp đồng nên nội dung của phụ lục cũng là nội dung của hợp đồng, bị ràng buộc và được thực hiện như các nội dung khác của hợp đồng không thể tách rời.

Phụ lục của hợp đồng không phải là hợp đồng phụ. Hợp đồng phụ là một hợp đồng riêng biệt tách khỏi hợp đồng chính và có hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính. Còn phụ lục hợp đồng là một bộ phận của hợp đồng, hiệu lực của nó như hiệu lực của hợp đồng mà nó kèm theo. Các bên trong hợp đồng cũng phải thực hiện các nội dung trong phụ lục cùng với nội dung khác trong hợp đồng.

3. Nội dung của phụ lục hợp đồng được trái với nội dung hợp đồng không?

Thông thường, các bên thỏa thuận nội dung trong phụ lục phù hợp với nội dung của hợp đồng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, vì lý do nào đó các bên trong hợp đồng lại thỏa thuận các nội dung trong phụ lục trái với các điều khoản của hợp đồng.

Theo quy định tại Điều 403 Bộ luật dân sự 2015 thì: “Trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi.”

Vì phụ lục của hợp đồng là một phần của hợp đồng nên trường hợp này điều luật quy định điều khoản trái với nội dung của hợp đồng sẽ không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi.

Thực tế, nếu hợp đồng và phụ lục của hợp đồng được ký kết vào cùng một thời gian thì nội dung của phụ lục trái với nội dung của hợp đồng là ít xảy ra. Và nếu có mâu thuẫn về nội dung thì trong trường hợp này nội dung của phụ lục không có hiệu lực cũng sẽ không gây tranh cãi.

4. Phân biệt phụ lục hợp đồng và hợp đồng phụ

– Thứ nhất, về mặt bản chất: Hợp đồng phụ và phụ lục hợp đồng có bản chất hoàn toàn khác nhau.

Hợp đồng phụ là một loại hợp đồng còn phù lục hợp đồng là một phần trong hợp đồng.

Phụ lục hợp đồng được kèm theo hợp đồng để giải thích chi tiết một số điều khoản trong hợp đồng. Nó chỉ có ý nghĩa khi gắn kết với một hợp đồng cụ thể. Nếu tách rời thì phụ lục hợp đồng không có giá trị vì nó không làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các nghĩa vụ của chủ thể nếu không gắn với hợp đồng gốc.

Hợp đồng phụ là một loại hợp đồng, bản chất của nó là thỏa thuận có thể làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các nghĩa vụ của chủ thể.

– Thứ hai, về căn cứ phát sinh: Phụ lục hợp đồng phát sinh từ một hoặc một số điều khoản trong hợp đồng, hợp đồng phụ có căn cứ phát sinh là từ hợp đồng gốc và phụ thuộc về hiệu lực vào hợp đồng gốc.

– Thứ ba, về nội dung:

Phụ lục hợp đồng phát sinh nhằm giải thích cho một hoặc một vài điều khoản của hợp đồng nên nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng. Trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi.

Nội dung của hợp đồng phụ chính là nội dung của hợp đồng được ghi nhận tại Điều 398 Bộ luật Dân sự 2015. Hợp đồng có thể có các nội dung sau đây: Đối tượng của hợp đồng; Số lượng, chất lượng; Giá, phương thức thanh toán; Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; Quyền, nghĩa vụ của các bên; Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; Phương thức giải quyết tranh chấp…

– Thứ tư, về hiệu lực: Theo quy định của pháp luật, phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Vì vậy, về mặt pháp lý thì phụ lục hợp đồng và hợp đồng là ngang nhau. Tuy nhiên, như đã trình bày thì phụ lục hợp đồng phát sinh nhằm giải thích điều khoản cho hợp đồng nên khi hợp đồng chấm dứt hoặc bị vô hiệu thì hiển nhiên phụ lục hợp đồng cũng không còn.

Hiệu lực của hợp đồng phụ phụ thuộc vào hiệu lực của hợp đồng chính. Theo Khoản 2 điều 407 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính. Quy định này không áp dụng đối với biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ”.

         5. Hiệu lực của phụ lục hợp đồng?

Để trả lời cho câu hỏi phụ lục hợp đồng là gì thì yếu tố hiệu lực của hợp đồng phải được xem xét. Theo quy định của pháp luật hiện nay, phụ lục của hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Bản phụ lục hợp đồng luôn được ban hành kèm theo hợp đồng, nên nó không thể áp dụng riêng rẽ mà luôn phụ thuộc và thực hiện kèm theo khi thực hiện hợp đồng. Nếu phụ lục với nội dung hợp đồng có sự khác nhau thì sẽ áp dụng theo hợp đồng, các điều khoản phụ lục bị trái sẽ không có hiệu lực. Tuy nhiên, nếu các bên thỏa thuận áp dụng theo phụ lục thì điều khoản trong hợp đồng bị coi là đã được sửa đổi.

6. Những câu hỏi thường gặp

Phụ lục hợp đồng có cần công chứng không?

Khoản 3 Điều 421 Bộ Luật dân sự 2015 về sửa đổi hợp đồng có quy định: “Hợp đồng sửa đổi phải tuân theo cách thức của hợp đồng ban đầu”. Vì vậy hợp đồng đã công chứng rồi mà ký phụ lục thì phải công chứng luôn phần phụ lục hợp đồng.

Một hợp đồng được lập tối đa bao nhiêu phụ lục?

Bộ luật dân sự và luật thương mại không quy định số lượng phụ lục hợp đồng được phép ký kết để sửa đổi, bổ sung hợp đồng chính. Hiện tại chỉ có phụ lục hợp đồng lao động bị giới hạn về số lần ký kết phụ lục điều chỉnh thời hạn của hợp đồng lao động, còn lại các loại hợp đồng khác các bên được tự do thỏa thuận số lượng và nội dung phụ lục hợp đồng.

Nội dung phụ lục hợp đồng trái với hợp đồng thì phải làm sao?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 403 Bộ luật dân sự 2015. Căn cứ:

– Các bên không có thỏa thuận khác thì các điều khoản trái với nội dung trong Hợp đồng trong phụ lục hợp đồng không có hiệu lực. Khi này, các nội dung của hợp đồng sẽ được giữ nguyên như thời gian ban đầu;

Có bắt buộc phải ký phụ lục hợp đồng kinh tế không?

Theo Điều 403 Bộ luật Dân sự năm 2015, hợp đồng có thể có phụ lục kèm theo để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Phụ lục hợp đồng là văn bản được ban hành kèm theo và là một bộ phận không thể tách rời của hợp đồng. Có thể thấy rằng, hợp đồng không bắt buộc phải có phụ lục.

Nói tóm lại, qua nội dung trình bày trên, LVN Group Group đã giúp khách hàng trả lời câu hỏi phụ lục hợp đồng là gì. Tuy nhiên, trong trường hợp khách hàng còn bất cứ câu hỏi gì liên quan tới câu hỏi phụ lục hợp đồng là gì, đừng ngần ngại liên hệ với LVN Group Group để nhận được câu trả lời.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com