Phương pháp AAC là gì? (Cập nhật 2023) – Luật LVN Group - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - ACC - Phương pháp AAC là gì? (Cập nhật 2023) – Luật LVN Group

Phương pháp AAC là gì? (Cập nhật 2023) – Luật LVN Group

Phương pháp AAC là một phương pháp được sử dụng phổ biến để làm tăng khả năng giao tiếp cho những người gặp khó khăn trong lời nói. Vậy định nghĩa đúng về phương pháp AAC là gì? Các vấn đề liên quan đến phương pháp AAC được quy định thế nào? Qua nội dung trình bày dưới đây, Công ty Luật LVN Group sẽ giới thiệu cho bạn đọc về thuật ngữ này và các vấn đề liên quan về nó để bạn có thể hiểu rõ hơn !.

1. Phương pháp AAC là gì?

Phương pháp AAC là phương pháp hỗ trợ tăng cường và thay thế, phương pháp làm tăng khả năng giao tiếp cho những người gặp khó khăn bằng lời nói do khuyết tật hay khiếm khuyết trí tuệ.

Có nhiều cách giúp đỡ họ trong giao tiếp: từ những lựa chọn kỹ thuật thấp không đắt tiền như ngôn ngữ ra dấu bằng tay hay bằng bảng hình ảnh đến thiết bị giao tiếp kỹ thuật cao đắt tiền như máy chuyển tải lời nói.  Những chương trình AAC có thể sử dụng ngắn hạn hay dài hạn, tùy thuộc khả năng và tiên lượng của từng cá nhân.

2. Các loại công cụ AAC 

  • Hệ thống Giao tiếp Trao đổi bằng Hình ảnh (PECS, Frost và Bondy, 1994)
  • Ngôn ngữ Ký hiệu
  • Bảng Giao tiếp Tương tác
  • Thẻ Gợi ý Giao tiếp
  • Sách Giao tiếp
  • Các thiết bị hỗ trợ giao tiếp tạo ra giọng nói.
  • Ngôn ngữ Ký hiệu

Có một số hệ thống ngôn ngữ ký hiệu khác nhau.

Ví dụ: Ngôn ngữ Ký hiệu Mỹ (ASL), Ngôn ngữ Ký hiệu Anh (BSL), MakatonTM, Hệ thống ký hiệu tăng cường không hỗ trợ Paget Gorman (Paget Gorman Signed SpeechTM) và Hệ thống giao tiếp ký hiệu Signed Exact English.

Khi sử dụng ngôn ngữ ký hiệu với một trẻ tự kỷ, sẽ có ích khi sử dụng một phương pháp giao tiếp toàn diện. Giao tiếp toàn diện là việc sử dụng kết hợp lời nói và ký hiệu để cùng một cấu trúc ngôn ngữ được làm mẫu cho trẻ bằng hai phương thức.

Việc sử dụng giao tiếp toàn diện giúp nhấn mạnh nghĩa của từ khóa và hỗ trợ khả năng hiểu ngôn ngữ.

  • Bảng Giao tiếp Tương tác

Bảng Giao tiếp Tương tác bao gồm các biểu tượng hình ảnh sắp xếp theo chủ đề. Chúng có thể được làm với nhiều kích cỡ và định dạng khác nhau tùy thuộc vào hoạt động và môi trường.

Chúng có thể dễ dàng ở dạng xách tay/di động hoặc cố định – một bảng được thiết kế để đặt ở một vị trí.

Việc lựa chọn và sắp xếp các biểu tượng được sử dụng cần phải tạo động lực và được lựa chọn để tăng cường việc giao tiếp mang tính chức năng cho trẻ.

  • Thẻ Gợi ý Giao tiếp

Các thẻ gợi ý chủ yếu được sử dụng với những trẻ có lời nói. Chúng được sử dụng để nhắc nhở trẻ cần phải nói gì và cho trẻ một phương cách thay thế để giao tiếp.

Thẻ gợi ý có thể bao gồm một hoặc nhiều thông điệp dưới dạng hình ảnh hoặc dạng viết và có thể thay thế gợi ý bằng lời nói. Vì thế, chúng đặc biệt có ích với những trẻ dựa vào gợi ý bằng lời nói.

Thẻ gợi ý có hiệu quả trong những tình huống mà trẻ tự kỷ cần diễn đạt một thông điệp trong một tình huống căng thẳng.

  • Sách hội thoại

Một cuốn sách giao tiếp có thể bằng hình ảnh hoặc bao gồm một văn bản tóm tắt các chủ đề hội thoại được sử dụng để tăng khả năng hội thoại.

Các chủ đề hội thoại được sắp xếp trong một cuốn sách nhỏ, ví hoặc cái gì đó tương tự và được sử dụng như là một trọng tâm trong hội thoại với một người lớn.

Điều cần thiết là cuốn sách phải phù hợp với độ tuổi và các chủ đề lựa chọn có ý nghĩa với trẻ. Điều này có thể đạt được tốt nhất khi sử dụng ảnh chụp – đặc biệt là với trẻ nhỏ hơn.

Sách hội thoại Sách hội thoại có tác dụng sắp xếp cuộc hội thoại cho trẻ. Đó là một phương tiện cụ thể bằng hình ảnh để chia sẻ và duy trì các chủ đề.

  • Các thiết bị hỗ trợ giao tiếp bằng lời nói

Các thiết bị tạo ra lời nói trao cho những trẻ không có lời nói một “tiếng nói”. Một nhóm các cá nhân có chuyên môn liên quan nên quyết định một chọn lựa công nghệ phù hợp nhất.

Khi thiết bị đã được thiết lập, nhóm trị liệu cần phải quyết định lựa chọn từ vựng phù hợp, bố cục của thiết bị, kích cỡ của các biểu tượng, và những tình huống chính để khuyến khích trẻ sử dụng thiết bị.

Có một loạt các thiết bị đa dạng sẵn có bao gồm các thiết bị đơn giản hơn cho những người không hiểu các biểu tượng hình ảnh.

3. Giải đáp có liên quan

1. Đánh giá phương pháp LVN Group căn bản gồm những gì?

 Xác định nhu cầu giao tiếp của cá nhân

Ðánh giá khả năng cảm giác và vận động của cá nhân

Ðánh giá khả năng ngôn ngữ và nhận thức của cá nhân

Tiên lượng chương trình AAC thích hợp nhất

2. Nguyên tắc áp dụng AAC là gì?

  • Mỗi trẻ đều có khả năng giao tiếp.
  • Các chuyên gia cần chia sẻ và kết hợp để cùng nhau trị liệu trong hoàn cảnh tự nhiên của trẻ.
  • Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp gồm cả khả năng hiểu lẫn khả năng diễn đạt.

3. AAC là viết tắt của cụm từ tiếng anh gì?
AAC là viết tắt của Augmentative and Alternative Communication.

>> Xem thêm: Phương pháp là gì?

Trên đây là toàn bộ nội dung về “Phương pháp AAC là gì?” mà chúng tôi muốn mang đến cho bạn đọc. Trong quá trình nghiên cứu, nếu bạn có bất kỳ vấn đề gì câu hỏi hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi, hãy liên hệ ngay với Công ty Luật LVN Group, chúng tôi sẽ hỗ trợ và trả lời một cách tốt nhất.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com