Phương pháp nghiên cứu là gì?

Phương pháp nghiên cứu khoa học là những vấn đề chính cần thiết trong nhiều đề tài luận văn hiện nay. Vậy Phương pháp nghiên cứu là gì?

1. Phương pháp nghiên cứu khoa học là gì?

Phương pháp nghiên cứu khoa học được định nghĩa là các hoạt động, phương thức mà người nghiên cứu sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể trong quá trình nghiên cứu của mình.

Trong quá trình nghiên cứu, chủ thể nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học tác động lên đối tượng nghiên cứu để nghiên cứu cụ thể về đặc điểm, bản chất, xu hướng của đối tượng. Từ đó nghiên cứu, đưa ra các kết luận phục vụ cho mục đích nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu khoa học có chủ thể nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu xác định. Chủ thể nghiên cứu sử dụng các cách thức, thủ thuật nhằm khám phá các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu.

Có các phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau. Mỗi phương pháp lại có những đặc điểm riêng. Đặc điểm của phương pháp nghiên cứu khoa học sẽ được giới thiệu cụ thể trong phần hai của nội dung trình bày này.

2. Đặc điểm của phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản cũng có những đặc điểm nhất định. Đặc điểm của các phương pháp nghiên cứu khoa học phụ thuộc vào đặc điểm của từng nghiên cứu khoa học.

Phương pháp nghiên cứu khoa học được chia ra thành nhiều cấp bậc khác nhau.

  • Phương pháp luận: là hệ thống các quan điểm chỉ đạo nghiên cứu khoa học. Đây là phương pháp được áp dụng trong tất cả các loại nghiên cứu khoa học.
  • Phương pháp hệ: Nhằm thực hiện một nghiên cứu khoa học xác định, người nghiên cứu sử dụng kết hợp nhiều phương pháp với nhau.
  • Phương pháp cụ thể: Đây là các cách thức cụ thể mà người nghiên cứu sử dụng để nghiên cứu khoa học.

Đặc điểm chung của các phương pháp nghiên cứu khoa học như sau:

  • Tính khách quan và chủ quan: Các phương pháp nghiên cứu khoa học thường được áp dụng trên một lượng lớn đối tượng nghiên cứu nên kết quả thu được mang tính khách quan. Song lại được đánh giá dựa trên quan điểm của chủ thể nghiên cứu, mang đến tính chủ quan cho kết quả.
  • Tính mục đích, có nội dung cụ thể, mục tiêu xác định: các loại phương pháp nghiên cứu đều thực hiện các nhiệm vụ nhất định trong một nghiên cứu khoa học.
  • Tính logic và kế hoạch: các phương pháp trong nghiên cứu khoa học là những hoạt động được tổ chức một cách hợp lý, khoa học để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra trước đó.

Cuối cùng, các phương pháp nghiên cứu luôn cần có sự hỗ trợ của các công cụ và phương tiện kỹ thuật nhất định. Chúng sẽ giúp hoạt động diễn ra dễ dàng và đạt được những hiệu quả cao hơn.

3. Phân loại các phương pháp nghiên cứu khoa học

Dựa vào cách thức thực hiện mà các phương pháp nghiên cứu khoa học được chia thành 3 loại. Đó là: phương pháp nghiên cứu lý thuyết, phương pháp nghiên cứu thực tiễn và phương pháp toán học.

3.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Phương pháp nghiên cứu lý thuyết là phương pháp nghiên cứu chủ yếu thu thập thông tin qua các tài liệu hay văn bản. Trong phương pháp này, chủ thể nghiên cứu cân nhắc, tìm kiếm thông tin ở các văn bản liên quan. Từ đó, bằng các tư duy logic rút ra kết luận cụ thể.

Dưới đây là 5 phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản thuộc nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết.

3.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết

Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết là phương pháp phân chia các thông tin thu thập được thành các bộ phận riêng biệt từ những tài liệu có sẵn. Từ đó, phát hiện ra những xu hướng hay đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.

Trong phương pháp này, những thông tin cần thiết liên quan trực tiếp đến mục đích nghiên cứu của nghiên cứu khoa học sẽ được lựa chọn và lưu lại. Đây là phương pháp liên kết, sắp xếp tài liệu, thông tin lý thuyết đã thu được. Từ đó tạo tiền đề, hệ thống lý thuyết về chủ đề của nghiên cứu.

3.1.2. Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết

Phân loại lý thuyết là phương pháp sắp xếp các tài liệu đã thu thập thành một hệ thống chặt chẽ. Phân chia chúng thành từng đơn vị và từng vấn đề khoa học cụ thể, có chung dấu hiệu hoặc cùng hướng phát triển.

Hệ thống hóa là phương pháp sắp xếp các tri thức khoa học thành hệ thống. Dựa trên cơ sở một mô hình lý thuyết cụ thể, khiến cho sự hiểu biết về đối tượng nghiên cứu trở nên toàn diện và sâu sắc hơn.

Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết luôn đi liền với nhau. Có tác dụng làm rõ hơn đặc điểm của đối tượng nghiên cứu. Phương pháp này thường được sử dụng khi nghiên cứu các vấn đề mang tính lý thuyết.

3.1.3. Phương pháp mô hình hóa

Phương pháp mô hình hóa là phương pháp nghiên cứu bằng việc xây dựng các mô hình giả định về đối tượng. Mà trong mô hình đó, đối tượng nghiên cứu thể hiện các đặc điểm, bản chất hay xu hướng.

Có thể hiểu rằng, phương pháp mô hình hóa chính là chuyển từ những kế hoạch trừu tượng thành các đối tượng cụ thể, thuận tiện hơn cho quá trình nghiên cứu. Việc này sẽ giúp nghiên cứu về những tác động của thực tiễn đối với đối tượng nghiên cứu.

Ví dụ : mô hình trường chuẩn quốc gia, mô hình chăn nuôi kết hợp,….

3.1.4. Phương pháp giả thuyết

Phương pháp giả thuyết là phương pháp nghiên cứu đối tượng bằng cách dự đoán bản chất của đối tượng và tìm cách chứng minh dự đoán đó. Liệu rằng dự đoán, giả thuyết đó là đúng hay sai.

Có hai cách được dùng để chứng minh giả thuyết trong phương pháp này: trực tiếp và gián tiếp. Có thể lấy ví dụ về phương pháp giả thuyết trong các bài toán hằng ngày.

3.1.5. Phương pháp lịch sử

Phương pháp nghiên cứu lịch sử

Phương pháp lịch sử là phương pháp nghiên cứu về đối tượng nghiên cứu dựa trên quá trình hình thành và phát triển của nó. Bằng cách tìm nguồn gốc phát sinh cùng với các quá trình phát triển, biến hóa của đối tượng để tìm ra bản chất và quy luật của nó.

Phương pháp này thường được sử dụng để phân tích các tài liệu lý thuyết, chứng minh tính đúng đắn và phù hợp của lý thuyết với thời đại. Từ đây, hoàn thiện hơn các kiến thức về đối tượng nghiên cứu, hoàn thành mục đích nghiên cứu.

3.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn là một trong những phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản. Trong phương pháp này, chủ thể nghiên cứu trực tiếp tác động vào các đối tượng nghiên cứu. Từ đó, các đối tượng nghiên cứu thể hiện, bộc lộ bản chất và quy luật vận động của đối tượng đấy.

Các loại phương pháp nghiên cứu thực tiễn được chia thành:

  • Phương pháp quan sát khoa học
  • Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm
  • Phương pháp chuyên gia

Dưới đây là đặc điểm của từng phương pháp:

3.2.1. Phương pháp quan sát khoa học

Phương pháp quan sát khoa học là phương pháp thu thập thông tin về đối tượng nghiên cứu bằng cách tri giác. Đây là phương pháp phổ biến và được sử dụng nhiều nhất.

Phương pháp quan sát khoa học mang tính chủ quan của chủ thể nghiên cứu. Có nhiều cách để có thể quan sát đối tượng nghiên cứu: trực tiếp và gián tiếp. Cần lựa chọn cách thức quan sát phù hợp với từng đối tượng cụ thể.

Ngoài chức năng thu thập thông tin, phương pháp quan sát khoa học còn giúp kiểm chứng thông tin và đối chiếu những kiến thức thu được với đối tượng nghiên cứu.

Phương pháp quan sát khoa học

3.2.2. Phương pháp điều tra

Phương pháp điều tra là phương pháp nghiên cứu khoa học được sử dụng phổ biến khi nghiên cứu đặc điểm của một nhóm đối tượng nghiên cứu lớn. Để phát hiện ra những quy luật, bản chất và xu hướng phát triển của đối tượng nghiên cứu thì đây là một phương pháp hợp lý.

3.2.3. Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm

Trong phương pháp này, các nhà khoa học dùng lý luận để xem xét lại những thành quả thu được trong thực tiễn, từ những kinh nghiệm trong quá khứ rút ra những kết luận bổ ích, phù hợp với thực tiễn và khoa học.

Phương pháp này được sử dụng với mục đích cải tiến các lý luận đã tìm ra trước đó, phát triển nó phù hợp với yêu cầu của hiện tại.

3.2.3. Phương pháp chuyên gia

Đây là phương pháp nghiên cứu đỡ tốn thời gian và công sức nhất. Ở đây, người nghiên cứu sử dụng đội ngũ những người có trí tuệ cao và hiểu biết sâu rộng về chủ đề có liên quan đến đối tượng nghiên cứu và phân tích nó.

Trong phương pháp chuyên gia, người nghiên cứu sẽ xin ý kiến, đánh giá, nhận xét của họ về đối tượng nghiên cứu để nghiên cứu và phát triển nghiên cứu khoa học.

3.3. Phương pháp toán học

Phương pháp toán học là phương pháp chủ thể nghiên cứu sử dụng tư duy logic toán học để xây dựng logic nghiên cứu. Phương pháp này được sử dụng trong hầu hết các đề tài nghiên cứu khoa học.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com